Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015

NHÀ BÁO CÔNG DÂN

Nhà báo, hai từ này thời gian gần đây mặc dù bị chửi nhiều, nhưng không thể phủ nhận, đó là công việc mơ ước và hấp dẫn bậc nhất đối với đại đa số thị dân, từ người giàu đến người nghèo, từ trẻ con đến người già, từ trí thức cho đến bần nông, kể cả bọn đéo biết chữ. Cấm cãi.
Với khoảng 30.000 người hoạt động liên quan đến báo chí trên 90 triệu dân, rõ ràng tỉ lệ người làm báo so với người dân là rất ít. Chưa kể, được cấp thẻ nhà báo là cả một quá trình hoạt động lâu dài với nhiều điều kiện khắt khe, thậm chí có những người hoạt động báo chí cả chục năm cũng chưa đủ điều kiện được cấp thẻ để được gọi là nhà báo đúng nghĩa trong xã hội Việt Nam.
Hiện nay chỉ có khoảng 17.000 người được cấp thẻ chính thức.
Nhà báo, danh xưng mơ ước cộng với sự bùng nổ của mạng xã hội khiến nảy sinh ra khái niệm quái đản "nhà báo công dân".
Một smartphone trang bị máy ảnh 8 megapixel, vài ba dòng cảm thán, phân tích tình hình xã hội bằng Gúc trên một tài khoản FB là có thể được cộng đồng mạng tung hô là nhà báo công dân.
Vài ba lần như vậy khiến "nhà báo công dân" mọi nơi mọi lúc hăng say "tác nghiệp" dẫn đến nảy sinh vô số chuyện nực cười, lẫn trong đó là những bi kịch họ vô tình đưa đến cộng đồng. Những bi hài kịch thường được tiếp tay bởi những toà soạn đang đói tin bài và áp lực cạnh tranh câu độc giả, dĩ nhiên, không thể thiếu sự tham gia của lũ thị dân mạng adua, độc ác và ngu ngốc.
Anh thày thuốc bạn xơ ở một vùng quê nghèo túng phía Bắc, nạn nhân mới nhất của cái gọi là "nhà báo công dân" là một ví dụ điển hình.
Nhìn góc chụp, có thể nhận ra bức ảnh được chụp bởi một người đang nằm, và chắc chắn là một bệnh nhân, có thể con bệnh này đang nằm điều trị bệnh trĩ hoặc dạ dày, căn bệnh phổ biến của người dân vùng đó, và cũng có thể anh/chị này vừa nhăn nhó khổ sở để mong sự thương hại của bác sĩ kia. Nhưng ngay lập tức, anh/chị tranh thủ vị bác sĩ vô í đưa chân lên giường khám cho một bệnh nhân khác cùng phòng để dùng con điện thoại ghẻ chụp ngay khoảnh khắc đó và post lên mạng.
Kết cục của câu chuyện hẳn ai cũng đã rõ. Vị bác sĩ bị cách chức chỉ bởi cho chân lên giường khi khám cho bệnh nhân.
Chắc hẳn, anh/chị chẳng chút lăn tăn cho hành vi này, anh/chị còn đang mải đếm like và share, sung sướng trước bức ảnh của mình được lên báo như một bằng chứng tố cáo hành vi xấu xa của vị bác sĩ kia. Một sự bất lương hồn nhiên của một "nhà báo công dân".
Đó chỉ là một ví dụ trong hàng vạn câu chuyện diễn ra hàng ngày trên mạng xã hội, nơi ai ai cũng là "nhà báo". Nhìn một thằng ranh con vi phạm luật giao thông dí sát chiếc điện thoại vào mặt một trung tá CSGT, một bệnh nhân vào viện chưa được chăm sóc kịp thời vừa gào thét vừa giơ điện thoại quay các bác sĩ, một phụ huynh học sinh sẵn sàng cầm điện thoại cãi nhau với thày cô giáo, ... rồi doạ đưa lên mạng xã hội mới thấy các "nhà báo" này ảo tưởng quyền lực bệnh hoạn thế nào.
Một vài trường hợp được cổ suý khiến xã hội như lên đồng, có trong tay smartphone, ai cũng tưởng mình là nhà báo, quyền lực thứ 4 trong xã hội, ai cũng hung hăng bất chấp lí lẽ, bất chấp cả những hậu quả lớn do mình gây ra cho đồng loại. Bất chấp sự vi phạm về quyền cá nhân. Bất chấp việc không hiểu biết các quy tắc nghề nghiệp mà các nhà báo đang công tác tại các toà soạn hàng ngày phải trau dồi.
Nhưng thôi, nói làm lồn gì mất công, đằng nào các cô cũng vẫn khao khát quyền lực cho riêng mình, suy cho cùng nó cũng là chính đáng. Hy vọng, quyền lực và niềm sung sướng trong chốc lát đó không bị trả giá quá đắt bởi sự dằn vặt lương tâm và các quy định của pháp luật mà thôi.
Phỏng các "nhà báo công dân"?

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015

CẤM CHỬI

Bé yêu của Xơ, một nhà báo, một blogger có tiếng, tên thật là gì xơ hông nhớ, trên mạng gọi quen là Cu Trí, đã từng chỉ mặt đuổi thẳng cổ một em xinh đẹp nõn nà trong một buổi tiệc, chỉ bởi em văng một vài từ tục trước mặt nhiều người lớn tuổi đáng kính. Đấy là Xơ nghe kể lại chứ cũng không chứng kiến.

Cu Trí, trong tất cả những buổi gặp gỡ, chuyện trên giời dưới biển từ chính trị thượng tầng đến osin hàng xóm đều được đưa về mẫu số chung là những câu chuyện tục tĩu, giao cấu, yêu đương. Nhưng rất lạ, không ai trong bàn tiệc cảm thấy phiền lòng, thậm chí còn khá thích thú khi Cu Trí có mặt. Nói tục duyên như Cu Trí, nếu đứng số 2 không ai dám nhận là số 1. Xơ đứng thứ 3. Hehe.

Hai ví dụ là một mâu thuẫn, nhưng có thể lý giải nếu xét trong bối cảnh và thái độ của chính người phát biểu. Trí nói tục nhưng không hỗn để người khác phải khó chịu, thảo mai kính trên nhường dưới khiến ai gặp cũng quý mến. Bọn ghét block lâu rồi.

Kể ví dụ trên bởi hôm nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội, câu chuyện về việc Hà Nội giao cho các cơ quan chức năng nghiên cứu để ban hành một quy tắc nhằm xử lý những hành vi không văn hoá như nói tục trong nhà trường và xã hội gây ra khá nhiều tranh cãi.

Trong các cuộc luận bàn, đa số những người đứng tuổi đều lấy giá trị ngày xưa để so sánh, để nói rằng chuyện văng tục chửi bậy trước đây chỉ có ở nơi kẻ chợ, chứ không bao giờ có trong công sở và các gia đình gia giáo.

Và không có gì dễ dàng hơn nhân danh đạo đức để phê phán thói xấu này, cũng không gì dễ dàng hơn đổ lỗi cho xã hội và gia đình ngày nay chạy theo vật chất kim tiền thiếu quan tâm giáo dục lớp trẻ.

Sẽ khó có thể hạn chế lớp trẻ nói tục chửi bậy bằng những lời giáo điều đó. Giống như xơ, nhiều người sẽ cười nhạt, nhân cách chưa bao giờ được chứng minh chỉ qua lời nói, mà còn cần cả qua những hành động thực tế song hành. Họ không bao giờ tin lớp người xưa không bao giờ nói tục, tâm tục, làm tục.

Khiêm tốn tự nhận mình bật lên trên thế giới mạng này bởi cách viết kèm những từ bậy bạ, chưa bao giờ xơ ngượng mồm khi buông lời tục tĩu, nhưng không vì thế mà xơ ủng hộ chuyện nói tục bừa bãi. Trên mạng, nếu không phải cùng hội cùng thuyền, xơ không bao giờ vào nhà người khác văng tục, không bao giờ chửi những người comment lịch sự. Thậm chí ngoài đời, để nghe được xơ nói bậy là điều hãn hữu. Đó là xơ không có nhu cầu chứ không phải là sự cố gắng. Dĩ nhiên, những bạn vào nhà văng tục một cách bẩn thỉu thù địch cũng sẽ bị xơ block chết cụ một cách âm thầm và êm ái.

Trước đây, Hà Nội đưa tiêu chuẩn không nói tục trong công sở có thể hiểu được, nhưng lần này HN lại muốn áp dụng rộng rãi đến các trường học và xã hội là điều khá lạ lùng, đó chỉ được gọi là quy tắc ứng xử chứ không thể là một quy định bắt buộc nên khó có chế tài phạt, kèm theo việc xác định thế nào là nói tục, ai nói tục, ai xác nhận sẽ khá khó khăn, chưa kể đã là văn bản thì cứng nhắc bất biết bối cảnh là điều khá nực cười.

Ngôn ngữ là một sáng tạo diệu kỳ, nó giúp bộc lộ tâm tư, tình cảm và những điều muốn truyền đạt với cộng đồng. Đó là đặc ân Chúa trời dành riêng cho loài người. Nói, hay viết tục là một nhu cầu không thể thiếu từ xưa đến nay, vui nói, buồn nói, ghét nói, yêu nói..., thậm chí được chửi bậy thoái mái đôi khi còn là khát vọng, đó là điều khó có thể phủ nhận.

Có chăng, nói-viết đúng lúc đúng chỗ và thái độ ứng xử trước đồng loại mới là việc cần bàn chứ không phải chuyện nói tục. Nếu tôn trọng, câu nói tục cũng có thể trở thành một vần thơ, ngược lại, không tôn trọng nhau thì ngàn lời văn vẻ hoa mĩ cũng chả ra cái lồn gì. Nó là câu chuyện giáo dục của cả một quá trình, và quan trọng là phụ thuộc vào tấm gương ứng xử của các thế hệ đi trước chứ không phải là những văn bản hành chính . Phỏng các quý cô?

NHỮNG CON LỪA

Trước khi viết mấy dòng này, Mượt tự tát vào má trái một cái, má phải một cái và vả thẳng ba cái vào mõm. Bởi trước đây, dặn lòng mình, nhiều việc xảy ra trong cái xã hội này, im lặng đã là giúp cho xã hội lắm lắm rồi. Nhưng chuyện đang xảy ra khiến xơ đéo thể im lặng được nữa.

Soeur Mượt là một trong những người khá sớm đọc bản đề án cải tạo thay thế cây xanh trên đường phố Hà Nội 2014-2015 tầm nhìn đến 2020, khi đó chuyện phản ứng chính quyền chặt cây chưa bùng lên.

Chưa cần đọc kĩ, đối chiếu với những việc Hà Nội làm, xơ không thấy sự khác biệt giữa đề án và việc xảy ra trong thực tế. Đó đương nhiên là chuyện cần thiết để bảo vệ người dân mùa mưa bão và chỉnh trang phố thị.

Dĩ nhiên, làm đéo có gì hoàn hảo, cái không được ở đây là tuyên truyền kém và phương pháp thực hiện gấp gáp khá khó hiểu của một số đơn vị thực thi, cộng với việc gắn tên của một số đơn vị tài trợ, những cái tên như Vincom, VPBank... vốn chẳng phải là những cái tên gây thiện cảm đã khiến nhiều người nổi giận. Chuyện thượng tầng nhân tiện đánh nhau xơ miễn bàn.

Lớp người sống ở Hà Nội nhiều năm, họ yêu những cái cây, ngọn cỏ gắn liền với kí ức của họ lên tiếng đòi hỏi sự minh bạch là hoàn toàn chính đáng. Nhưng số người này không nhiều, những người to mồm phản đối nhất có khi lại là những kẻ cả đời chẳng sống ở đây. Xem cái cảnh lợi dụng chuyện cây xanh đấu tố chửi bới trên mạng xã hội cộng với những cuộc biểu tình phản đối chính quyền mà xơ rợn người. Bạn hầu như không thể nói ngược lại, chúng quá đông và hung hãn. Tình yêu Hà Nội bị vấy bẩn bởi những kẻ như vậy.

Cho đến hôm qua, cơn giông bất chợt đổ về khủng khiếp khiến Hà Nội tan hoang như bãi chiến trường. Cây xanh đổ ngổn ngang, vài ba người xấu số bị cây đổ đè chết tươi đắp chiếu trên đường phố. Cảnh tượng thật thê lương và đau xót.

Khi mà các công nhân đô thị còn chưa kịp dọn dẹp thì trên mạng XH bắt đầu cuộc chiến. Hàng vạn kẻ hả hê khi chứng kiến cây xanh đổ khắp Hà Nội, vui mừng post và chia sẻ tấm ảnh người xấu số đắp chiếu trên phố và dùng những lời lẽ miệt thị ghê gớm vào những người phản đối trước đây. Chúng chẳng thèm phân biệt đâu là những người yêu Hà Nội chân chính và đâu là những kẻ lợi dụng.

Chúng gom tất cả vào để chửi, vui sướng khi chứng minh mệnh đề ủng hộ đề án chặt cây trước đây của mình là đúng, bất chấp Hà Nội đang oằn mình tan tác sau cơn giông, chúng oà lên phấn khích khi có thông báo có thêm người chết do cơn giông. Bọn này còn đông và hung hãn hơn lũ người trước.

Đéo hiểu chuyện gì đang xảy ra.

Chuyện cây nhưng thực ra ở đây không phải chuyện cây mà là chuyện lòng người. Một xã hội chia rẽ chỉ bởi những tranh cãi vô bổ bởi những kẻ vô công rồi nghề rồi đây sẽ đi về đâu?

Nên chăng, thay vì đề án chặt cây, chúng ta nên có đề án chặt người. Tốt nhất là giao cho Xơ Mượt lựa chọn, phân loại những hạng người này rồi gom tất vào một chỗ giết không còn một mống. Xã hội không phát triển bằng Âu bằng Mỹ xơ bé bằng con kiến.

Đất nước tôi, thật là chua xót.

Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

8/3

Viết cho ngày 8/3
Trước khi đọc bài này, mời các mẹ tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo xuống lễ tân lấy chứng minh thư rồi đi về nhà. Dĩ nhiên, hãy cất thật chặt những đồng quà tấm bánh đã nhận trong ngày hôm qua 8/3.
"Bánh mỳ và Hoa hồng" một khẩu hiệu chính trị lấy cảm hứng từ tiêu đề của bài thơ "Bread and Roses" của tác giả James Oppenheim, được hàng triệu phụ nữ phương Tây sử dụng trong một chiến dịch đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ trước những bất công của xã hội tư bản những năm đầu thế kỉ 20. 
Thời điểm này, tình trạng bóc lột sức lao động, lạm dụng tình dục, trả lương rẻ mạt đối với nữ công nhân tại các nhà máy công nghiệp diễn ra phổ biến trên khắp Châu Âu và tại Mỹ. Phụ nữ giai đoạn này hầu như không được tham gia các hoạt động quan trọng trong chính trường, thậm chí không có cả quyền bầu cử. Bất bình đẳng đối với phụ nữ diễn ra khắp các lĩnh vực trong cuộc sống.
Chiến dịch "Bánh mỳ và Hoa hồng" đánh dấu một mốc quan trọng cho quá trình đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ không ngừng nghỉ ở phương Tây và thúc đẩy Liên hiệp quốc chính thức lấy ngày 8/3 hàng năm là ngày Quốc tế Phụ nữ.
Ngày 8/3 hàng năm, tại phương Tây, cái nôi sinh ra ngày Lễ này, các hoạt động kỉ niệm được diễn ra khá rầm rộ bằng những hoạt động liên hoan, diễu hành đòi quyền bình đẳng với nam giới. Các tổ chức đoàn thể của phụ nữ nhân ngày này tổ chức các sự kiện quy mô tôn vinh sự tiến bộ của phụ nữ và nhắc nhở phụ nữ trên toàn thế giới hãy cảnh giác và hành động để đảm bảo quyền bình đẳng đã đạt được trong những cuộc đấu tranh suốt thế kỉ qua.
Ngày này, phụ nữ Phương Tây thường từ chối nhận hoa và quà bởi họ cho rằng hành vi đó chỉ mang tính hình thức và thể hiện sự bất bình đẳng, đi ngược với tiêu chí của ngày lễ.
Việt Nam, do tính chất lịch sử là một trong số các quốc gia không tham gia vào các hoạt động quốc tế phụ nữ những năm đầu thế kỉ, tuy nhiên lại là quốc gia kỉ niệm khá rầm rộ. Ngày này, đàn ông hăng hái hớn hở mua hoa, mua quà tặng chị em xong tìm cách đưa họ vào những nơi tối tăm, biến họ thành những nô lệ tình dục. Đáng tiếc, điều đó lại khiến những quý cô, quý bà không có quà cảm thấy thua thiệt và bất công. Ngày 8/3 với nhiều í nghĩa cao quý biến tướng trở thành ngày tặng quà một cách tầm thường và đầy dục vọng.
"Bánh mỳ và Hoa hồng", một khẩu hiệu lịch sử của ngày lễ hầu như không được phụ nữ Việt Nam biết đến. Họ có hoa Hồng một ngày mà quên mất "Bánh mỳ" hàng ngày mới mang í nghĩa quan trọng.
Hoa Hồng có í nghĩa gì khi hàng triệu phụ nữ vẫn phải làm việc trong điều kiện tồi tệ, bị áp bức, bạo hành trong chính gia đình mình. Hoa Hồng có í nghĩa gì khi xã hội họ sống vẫn mang nặng quan niệm trọng nam khinh nữ cổ hủ, ích kỉ và hẹp hòi. Bình đẳng giới thực tế vẫn là một điều quá xa vời trong xã hội Việt Nam.
Câu chuyện bình đẳng nam nữ chỉ được thực hiện khi người phụ nữ nhận thức rõ quyền và trách nhiệm của mình, đó là một quá trình thay đổi quan niệm và đấu tranh mạnh mẽ. Đừng giận dỗi hay vui mừng vì đồng quà tấm bánh trong ngày này, đó chỉ là sự phù phiếm, thưa các mẹ.
Ngoan thì ngày đéo nào chả được quyền đòi quà, phỏng các mẹ. Hehe.

XÉN LÔNG CỪU

Chiến tranh Tiền tệ, một cuốn sách vạch trần những thủ đoạn làm giàu bẩn thỉu và cuộc đấu sinh tử giữa các đời tổng thống Mỹ với các nhóm tài phiệt Ngân hàng xuất phát từ các gia tộc ở Châu Âu. Trả giá cho cuộc chiến tiền tệ này là cuộc nội chiến Nam Bắc và mạng sống của 7 đời tổng thống Mỹ. 
Đọc cuốn sách, ta nhận ra những thế lực bí ẩn ngầm đáng sợ phía sau đồng tiền. Thế lực này chui sâu vào hệ thống chính trị, lũng đoạn và điều khiển bất cứ nền kinh tế của bất cứ quốc gia nào. Cuộc chiến chưa từng được coi là chấm dứt suốt hơn 200 năm qua.
"Xén lông cừu" một thuật ngữ được nhắc đến trong cuốn sách là một hành động ưa thích của giới tài phiệt ngân hàng. 
Nhóm tài phiệt với sức mạnh tài chính khổng lồ thường xuyên tạo một cơ chế kiểm soát nguồn cung ứng tiền tệ cho mạch máu kinh tế. Họ thực hiện chính sách bơm tiền để kích thích tăng trưởng đến mức bong bóng rồi chích nổ để thu lợi. Mỗi lần "xén lông cừu" tầm xuyên quốc gia, các nhà tài phiệt này với sự hỗ trợ đắc lực của luật pháp và các quy định quốc tế lại bổ sung vào túi họ những nguồn lợi kinh hoàng. Đó có thể là tài nguyên thiên nhiên, bất động sản và hàng tỉ thứ khác có thể quy ra tiền..
Việt Nam đã bị những bài học đau đớn qua sự bùng nổ của thị trường chứng khoán và bất động sản trong vòng 10 năm trở lại đây. Lượng tiền đổ vào hai thị trường này quá lớn tạo ra bong bóng và gây lạm phát cao. Khi chính phủ bắt buộc phải thắt chặt chính sách tiền tệ, một lượng tiền lớn của các tổ chức tài chính bí ẩn được nhanh chóng rút ra hưởng lợi, bỏ lại thị trường chứng khoán suy sụp và thị trường bất động sản đóng băng suốt thời gian qua. Những kẻ không chuyên tham gia cuộc chơi bị "Xén lông cừu" một cách ngoạn mục.
Soeur Mượt là một trong số đó, thế mới đau. Mả cụ bọn tài phiệt.
Trong một diễn biến liên quan đến ngành tài chính Việt Nam, Hôm qua và sáng nay, TTXVN và Bản tin tài chính của VTV đưa tin thanh tra chính phủ kết luận những vi phạm về cho vay trong một số dự án với số tiền lên đến hàng chục ngàn tỉ đồng. (minh hoạ dưới comment)
Các công ty trong bản kết luận có Bitexco, một công ty khổng lồ và bí ẩn được nhắc công khai với dư nợ lên đến 1699 tỉ đồng cần giám sát. Điều đáng ngạc nhiên, đó là một cái tên được kiểm soát cực kì chặt chẽ trong giới truyền thông không kém Vincom, cộng với những lời đồn râm ran về việc ông cựu Chủ tịch Ngân hàng bơm vốn không thể liên hệ được trong suốt tháng qua có lẽ báo hiệu một thời kì "Xén lông cừu" mới.
Và lần này, Cừu là ai? Đó có thể là Soeur, các quý cô, hoặc cũng có thể đéo-là-ai-cả. 
Thế mới tài.

SOEUR MƯỢT

Trong hệ thống giáo hội Công giáo, có một danh xưng được Hội Thánh ban tặng với í nghĩa khá cao quý và thân mật, đó là danh xưng hay đúng hơn là tước hiệu "Chị". 
"Chị" thường được dùng để chỉ những nữ tu Công giáo hiền lành tận tuỵ, làm việc phúc trong các cô nhi viện nuôi trẻ mồ côi tàn tật hay những trung tâm nhân đạo dành cho những người mắc bệnh lây nhiễm bị người đời xa lánh.
Tên Chị Mượt xuất phát từ í nghĩa này.
Tuy nhiên, hiện nay, từ chị được dùng khá phổ biến trên mạng với nghĩa Chị - Em. Trong một xã hội trọng trên-dưới, lễ-nghĩa như Việt Nam, việc xưng Chị dẫn đến nhiều hiểu lầm là một sự xấc xược với những người cao tuổi đáng kính, và là một khó khăn cho việc xây dựng thương hiệu cá nhân. Chưa kể, khá nhiều người sử dụng khiến chị Mượt cảm giác mình như người học đòi bắt chước.
Để làm mới lại tên tuổi mà vẫn không thay đổi bản chất ban đầu. Chị sẽ thay đổi danh xưng với một cái tên mới: Soeur Mượt. Soeur (Xơ) là một từ tiếng Pháp cũng có nghĩa là chị, và cái hay của từ này là không có trong bất cứ từ điển nào của thế giới. Thực ra, đúng của tiếng Pháp chữ o và chữ e phải dính vào nhau chứ không tách rời. Nhưng kệ cụ, miễn các quý cô hiểu là được. Có phỏng? Hehe.
"Soeur Mượt" xin được ra mắt và kính chào quý vị kể từ giờ phút này. Trân trọng kính báo.

TẾT CỦA MƯỢT

Tết năm nay, cũng như vài năm trở lại đây, chị Mượt ít tham gia vào những cuộc gặp gỡ ồn ào, chỉ lặng lẽ ngắm nhìn và chia sẻ sự tất bật của cần lao, âm thầm bấm like trước niềm vui Xuân của bè bạn, mỉm cười nhẹ nhàng trước những lời chúc tụng của người thân. Chị trầm lắng điểm lại những trải nghiệm của năm cũ và vạch đôi nét nguệch ngoạc cho tương lai. 
Cái trầm lắng suy tư của kẻ đi quá nửa đời người mang đầy mâu thuẫn. Trải nghiệm đau thương của cuộc đời khiến chị hiểu, có một cuộc sống bình dị vô ưu đã là hạnh phúc, trong khi đó khao khát hiện thực những giấc mơ điên rồ thời thanh xuân còn nguyên vẹn và vẫn không ngừng chảy cuồn cuộn trong huyết quản.
Quá nửa đời người khiến ta bắt buộc phải lựa chọn hướng đi cho đến ga cuối của cuộc đời. Những thay đổi lớn chẳng còn phù hợp với thời gian còn lại. Những khao khát vật chất tầm thường có lẽ sẽ được chị chuyển hoá thành niềm thương yêu đến người thân và bè bạn.
Năm nay, chị ít đi nước ngoài mà thay vào đó là đi đến những miền đất gian khó của đất nước, gặp những thân phận để thấy rằng, sướng khổ hoá ra cũng chỉ là tương đối. Nên cũng coi như tạm hài lòng với những gì đã đạt được trong năm vừa qua. 
Duy nhất có điều khiến chị vẫn băn khoăn, đó là mặc dù mải miết kiếm tìm nhưng chị vẫn chưa tìm được minh chủ đủ tâm và tầm để cống hiến toàn bộ sức lực và trí tuệ. Kẻ sĩ vẫn phải mài bút, lươn lẹo và dùng trí tuệ vào những mưu hèn kế bẩn để kiếm sống qua ngày có lẽ là một ẩn ức bi kịch lớn của cuộc đời.
Nhưng thôi, cuộc sống không phải lúc nào cũng được như mong muốn. Biết chấp nhận có lẽ cũng là một sự cố gắng. Tuổi này lựa chọn làm một người bình thường, với những công việc vừa phải, hợp với khả năng của bản thân chắc chắn sẽ là một lựa chọn khôn ngoan hơn là theo đuổi những lí tưởng cao cả hoặc những giấc mơ phù phiếm.
Đôi lời suy ngẫm đầu năm giản đơn nhưng đó gần như là lựa chọn mang tính bước ngoặt của cuộc đời. Đối với chị nó có í nghĩa vô cùng quan trọng và chị sẽ cố gắng để cụ thể nó thành những kết quả tốt đẹp nhất.
Nhân dịp Tết cổ truyền Ất Mùi, Mượt gửi tới các bạn lời chúc một năm mới tốt lành và có những hướng đi đúng đắn cho riêng mình, đạt được nhiều thành công trong cuộc sống. 

MƯỢT THÀNH CỤ NÓ NGUYỄN THỊ THẢO

Ladies and Gentlemen! 
Sau khi trải qua ba tuần khốn khổ vì mất nick chính, chị Mượt mới nghiệm ra rằng, cuộc sống mình phụ thuộc vào mạng ảo đến thế nào. Mất nick, chị chẳng còn gì cả, bạn bè mất hết, công việc đình trệ… thậm chí chị còn đéo biết bản thân mình là ai nữa. Đó hầu như là một bi kịch.
Nhưng trong cái rủi có cái may, đưa nick dự phòng này vào hoạt động, có thêm rất nhiều bạn bè, thông qua những còm, chat chia sẻ, tâm tình của bạn mới, chị ngộ ra những tư tưởng nhân văn được ẩn giấu trong những cái nick vô tri vô giác hàng ngày vẫn vô tình lướt qua.
Cảm ơn các bạn rất nhiều.
Bằng những thủ thuật rắc rối và liên hệ phức tạp, may mắn chị được thằng mặt lồn FB trả lại nick chính. Nơi có gần 20.000 friend và followers. Không nhiều so với nhiều hot FB khác, nhưng cũng là cả một quá trình miệt mài tương tác với nhau. 
Bởi không có có ba đầu sáu tay chăm sóc cho tất cả, chị xin phép được quay lại nick chính với cái tên xa lạ Nguyen Thi Thao (Mượt). Rất mong các bạn ở nick này sang lại bên đó để tiếp tục giao lưu phối hợp, đưa những tư tưởng nhân văn tiến bộ của nhân loại bổ sung cho nhau, xây dựng một nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Hehe.
Ngoài ra, các bài viết được đồng thời cập nhật trên Page cá nhân Mượt (www.facebook.com/muot102). Ai chưa like xin quỳ xuống nhận của chị Mượt một lạy rồi nhón tay làm phúc bấm like giùm, đó cũng là một kênh tương tác với nhau. 
Một lần nữa xin được đa tạ.

PHONE-SEX

Trong một bộ phim do Mẽo sản xuất, tên gì Xơ quên mẹ. Đại khái nội dung nói về chuyện làm tình qua điện thoại, hay còn gọi là Phone-sex, ngành công nghiệp tình dục quái dị này được cho là mang lại khoản lợi nhuận kếch xù 500 triệu Mỹ kim một năm. Phim có nhiều tình huống buồn cười không khép được mõm.

Trong phim, các khách làng chơi thường hỏi cô gái đang ăn mặc thế nào, đang làm gì ... trả lời điện thoại, cô gái cho biết cô đang mặc chiếc áo ren màu đỏ với chiếc quần lót màu hồng, tay cô đang vuốt ve đùi và cảm giác như đang sờ chim của khách hàng, sau khi khách bắt đầu đê mê với hình ảnh, miệng cô bắt đầu phát ra những nhịp điệu làm người nghe tức thở. 

Âm thanh kích dục được cô phát ra chuyên nghiệp khiến các khách hàng phấn khích như đang được làm tình trực tiếp. Loại khách yếu sinh lí cô chỉ cần sử dụng giọng nói cực kì ngọt ngào của mình và vài ba âm thanh lên trầm xuống bổng là nấc nấc xong xuất mẹ tinh. Hehe. Khách thanh toán dịch vụ qua hoá đơn điện thoại với số tiền không hề nhỏ. Cô gái trở nên rất nổi tiếng.

Hình ảnh một cô gái trẻ trung xinh đẹp với chiếc quần lót màu hồng ám ảnh một anh khách hàng khiến anh quyết tâm tìm bằng được cô gái. Sử dụng tất cả các mối quan hệ với cảnh sát cộng với nhờ những người bạn dùng công nghệ cao giám sát điện thoại, cuối cùng anh cũng tìm được nơi ở của cô gái.

Lẻn qua cửa sổ vào, trốn ở góc nhà, trước mắt anh là một người phụ nữ lớn tuổi với chiếc tai nghe phát ra tiếng hổn hển, bộ quần áo nhàu nhĩ trong bộ dạng xấu xí ngự trên chiếc đi văng bẩn thỉu, đôi tay thường được tả đang sờ chim khách hàng thoăn thoắt đan len khiến anh chàng choáng váng. Câu chuyện kết thúc trong bi hài kịch. Hehe, chết cười bọn bệnh hoạn.

Trong một thế giới ảo như hiện nay, những câu chuyện thực luôn khiến người chơi mạng bất ngờ và thất vọng. Chuyện chiếc điện thoại đéo gì của anh đéo gì ra mắt ngày hôm nay cũng vậy, cư dân mạng phát rồ lên với chiếc điện thoại vô tội và cha đẻ của nó như thể đang hiếp dâm một cô gái xinh đẹp vậy.

Dĩ nhiên, cô gái ảo chả ảnh hưởng gì ngoài việc mỉm cười vì thu được vô số những lời quảng bá không công mà nếu bỏ tiền thuê sẽ cực kì tốn kém. Cô gái giờ này chắc đang vuốt mái đầu hói và vạch tiếp kế hoạch để kiếm tìm những khách hàng trong tương lai. 

Còn các quý cô, mất công mất sức, sùi bọt mép cãi vã, rút hầu bao cho hoá đơn cước internet cuối tháng để thỏa mãn khoái cảm bệnh hoạn mà không hề biết rằng, trong mắt kẻ hưởng lợi, các cô chỉ là những thằng hề mua dâm qua điện thoại mà thôi.

Trong một diễn biến liên quan, theo thông tin các báo trong và ngoài nước, ngày hôm qua, 26/5, Trung Quốc công bố "Sách trắng quốc phòng 2015", đặc biệt sách có thể hiện một nội dung sẵn sàng sử dụng vũ lực trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông. 

Chắc hẳn, các quốc gia láng giềng sau khi đọc Sách trắng này mới ngã ngửa người, hoá ra, kẻ thường âu yếm vuốt ve mình từ trước đến giờ không phải cô gái xinh đẹp mĩ miều mà là một con phù thuỷ gớm ghiếc. 

Sự thực phía sau Phone-sex luôn bẽ bàng, thậm chí ở cấp quốc gia. Phỏng các quý cô? 

‪#‎mượt‬

VĂN SĨ HÀ CAO

Thời gian hai năm xơ chơi FB, được nhiều, mất cũng nhiều, khôn ra và cũng chẳng thiếu giây phút dại khờ. Nhưng may mắn nhất là xơ gặp được những cây viết xuất sắc mang đầy hoài bão và ôm ấp những tư tưởng kinh hồn.

Một trong số đó là cây viết Hà Hải Cao, doanh nhân, đạo diễn, nhà thơ, nhà văn, nhà âm hộ học và là một kịu phóng viên. Anh cũng không hề giấu mình thuộc giới tính thứ 3. 

Hà Cao viết khoẻ và viết về nhiều vấn đề, anh luôn đau đáu trước những bất công của xã hội. Hôm nay anh có thể bức bối với việc từ thiện quá đà cho một đứa trẻ bị bạo hành, mai anh lại lên tiếng bảo vệ cô gái bán dâm tái phạm lần thứ 7 với hoàn cảnh mang đầy oan trái, ngày kia anh lại chửi thói cường quyền của một nhân viên thuế vụ xinh đẹp đang tận tình hướng dẫn anh trong công việc kinh doanh của mình, ngày kìa anh lại rỏ nước mắt xót thương sự giàu sang kệch cỡm của các ca sĩ đương thời... chuyện đéo gì anh cũng tỏ tường, người thế chẳng phải nhiều trong thiên hạ.

Chủ đề anh yêu thích nhất là chửi bạn đọc, ba ngày năm trận, anh dành cho họ đủ thứ của ngon vật lạ trên cơ thể người vì đã không hiểu được những tâm tư thầm kín của anh truyền tải ra bàn phím. Ẩn ức cuộc sống với sự cô đơn khiến anh lúc thì như con sư tử nhe nanh hú lên những tiếng rùng rợn đánh dấu lãnh thổ của mình, lúc lại như con dòi hốt hoảng chui sâu vào nấp trong tuỷ xương của con lợn chết đang kì phân huỷ. 

Trên thế giới mạng, hiếm hoi có được người viết như Hà Cao, văn anh dù ngắn hay dài cũng nhuần nhuyễn như cháo chảy. Những khớp nối giữa các đoạn văn hợp lí khiến bạn đọc hầu như không dứt ra được, đã đọc dòng đầu tiên phải đi theo đến dấu chấm cuối cùng. Đôi khi có cảm giác Hà Cao là một nghệ sĩ làm xiếc với câu chữ, thuần thục như dòng suối mát len lỏi qua các khe đá đổ về hạ du. Nhưng kết thúc đéo hiểu anh nói gì. 

Điều đáng tiếc duy nhất là nhịp văn những bài viết của anh. Một bản nhạc hay phải có nốt trầm nốt bổng, riêng Hà Cao chỉ viết một tông duy nhất, hãy thử hình dung một ca sĩ opera với giọng hát thượng thừa, suốt đêm ngày ngân nga một nhịp cao duy nhất thì người nghe sẽ ra sao. Nói thì quá lời chứ lúc đó thì không những người nghe điếc tai mà còn điếc cả đít. Hà Cao là thế.

Nói đến Hà Cao mà không nhắc đến thơ thì coi như chưa nói, nhưng quả thực không dám bình thơ anh, chỉ có thể dùng một từ duy nhất "Quá hay". Trên trang của Mượt cũng đã từng đăng bài "Đối thoại" với những câu từ chua xót kiểu "hình như qua thời con gái, người ta chẳng còn gì" hay câu kết "giờ thi thoảng em nghe, lồn đâu, đụ cái", bài thơ khiến bao bà nạ dòng tủi thân khóc hết nước mắt và bao người chồng phải rời vòng tay người tình quay trở về với vợ. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm rồi tự đánh giá.

Sống ở đời ăn miếng dồi chó đã là thoả mãn, biết và đọc Hà Cao thì còn thoả mãn đến dường nào. Nói về Hà Cao càng nhiều càng thấy thiếu. Bạn đọc, hãy tìm đến anh để một lần được trăn trở cùng với cái trăn trở của anh, một lần được thèm khát cái thèm khát của anh. 

Mượt chỉ khuyên thầm rằng, gái thì Hà Cao không thích nên xử sự rất phũ phàng, trai thì Hà Cao lại là loại dâm loạn chuyên gạ tình nên trước khi ad hay follow thì cũng nên suy nghĩ cho kĩ. Thế thôi. Con đỹ mặt lồn Cao nhỉ? Hehe.

ĐỌC

Mấy hôm nay loanh quanh nhiều người nói về đọc viết. Viết sao thì dễ rồi, ai viết cũng mong người khác đọc nên hay-dở để bạn đọc họ đánh giá. Thế giới thực không đo đếm được có thể loè nhau, nhưng trên FB này thì đo bằng like, bằng share, đừng bao giờ mở mồm kêu bài viết mình hay thế mà đéo đứa nào like, đấy là tự sướng thôi. Dĩ nhiên mỗi người viết có lượng bạn đọc riêng nên cũng không thể lấy mẫu số chung để đánh giá các phong cách khác nhau. Chuyện viết miễn bàn nhiều, cứt ai người đó ngửi.

Nói đến chuyện đọc. Xơ Mượt với tất cả sự khiêm tốn tự nhận mình là người đọc nhiều, đọc tạp phí lù, đọc khi đi học, đi chơi, đọc khi lái xe, đọc khi đi ngủ, khi họp chi bộ thậm chí nhiều khi vừa làm tình vừa đọc hehe nói chung là bất cứ lúc nào có thể. Có chữ là đọc, trên máy tính, điện thoại, đọc ké, đọc mượn chứ đéo nhất thiết phải cầm cuốn sách gáy vuông của các tác giả nổi tiếng như các quý cô hay khoe trên thế giới mạng hỗn mang này. Trông sang trọng bỏ mẹ.

Nhiều người cứ hay nói về sách gối đầu giường là những cuốn sách kiểu Đắc Nhân Tâm hay Làm giàu không khó... sách gối đầu giường duy nhất của Xơ là cuốn Triết học đại cương, mục đích chỉ để tránh xuất tinh sớm. Hehe.

Cách đọc cũng vậy, xơ không hiểu khi đọc mà nghiền ngẫm từng câu chữ thì cuộc đời các cô đọc được mấy cuốn sách. Đọc nghiền ngẫm chỉ dành cho bọn nghiên kíu và các nhà chuyên môn, bọn đấy thì đéo chấp bởi đấy là lũ giáo điều và về già đều bị lú cả. Xơ đọc cực nhanh, đọc như xem tranh trừu tượng, và lưu vào bộ nhớ các tình tiết nổi bật, còn hầu như gấp sách lại là quên tiệt. Nhưng rất lạ, cứ ai nhắc đến bất kì tình tiết nào, xơ đều nhớ, có lẽ không nhiều người có khả năng đó.

Đời người là hữu hạn, mỗi cuốn sách, bộ phim là một cuộc đời, chăm đọc-xem, các cô có thể sống nhiều cuộc đời khác nhau, nhiều trải nghiệm khác nhau, điều đó khiến cuộc sống thêm phong phú. Nếu lười đọc, các cô chỉ sống một cuộc đời nhạt nhẽo vô vị của chính mình mà thôi.

Một điều nữa, nguyên tắc đọc là đọc cái tư tưởng, cái tổng thể của câu chuyện, đọc mà chỉ nhăm nhăm tìm các chi tiết, câu chữ vụn vặt để bắt bẻ, vặn vẹo, trăn trở thì chết cụ đi, đọc làm đéo gì phí thời gian. Xơ thật.

TỒM RÔNG LÀ CLGT

Mình có lẽ phải bán rẻ một nửa hoặc chỉ lấy một phần ba giá thị trường căn hộ Penthouse ở tầng 31, nhà Rx khu Royal City để quay lại phố cổ sống các bạn ạ. Tiền bạc cũng quý thật nhưng sự thanh thản trong tâm hồn mình mới là quan trọng.

Cách đây vài tháng, lấy tiền đặt cọc nửa năm cho thuê dãy nhà cụ mình để lại khu Hàng Ngang, Hàng Đào được vài trăm cây vàng, thấy khu Royal có bể bơi nước nóng trong nhà hợp với sở thích bơi lội tao nhã của mình, tiền thì chả biết làm gì nên mua một căn Penthouse để ở tạm. Số còn lại mình đi làm từ thiện mổ hàm ếch cho trẻ tật nguyền và hút mỡ bụng cho phụ nữ nghèo khổ không nơi nương tựa.

Sống ở đây thì cũng được, duy nhất một điều không vừa lòng là mỗi khi lên khách sạn Metropole uống chè chén hút thuốc lào về, mình lại chạnh lòng khi nhìn thấy khu nhà tập thể đối diện bên kia đường. Sự rách rưới nhếch nhác của khu tập thể nhà máy công cụ số I xây từ thập kỉ 7,80 của thế kỉ trước như những chiếc mụn bọc trên mặt một người thiếu nữ đang tuổi hồi xuân.

Thời người thân mình còn làm Tổng bí thư, với sự nhìn xa trông rộng, ông đã sắp xếp cho những cán bộ nhà nước từ các tỉnh về và những người nhập cư tứ xứ rời khỏi những khu nhà biệt thự Pháp được phân chia ngày xưa, để xuống dưới khu vực Cao Xà Lá, Thanh Xuân, Nghĩa Đô. Nơi phù hợp với các bạn, những bần nông nhập cư răng vẩu, móng chân vàng, quẹt đít sau khi ỉa bằng que và có thói quen xấu chuyên nhòm ngó mâm cơm nhà người khác. 

Xã hội phát triển nhanh như tên lửa Tomahawk của bạn thân mình là Obama sản xuất ra, khu vực bần nông các bạn bị gom vào ngày nào giờ một phần trở thành khu đô thị cao cấp Royal City, phần còn lại chưa kịp phát triển vẫn giữ hình ảnh cũ kĩ bẩn thỉu cách đây vài chục năm, mình tin con người các bạn ở trong những khu đó cũng chẳng thể thay đổi, mình chỉ không biết các bạn còn chùi đít bằng que hay chuyển lên dùng báo rồi? Đó là hình ảnh đối nghịch với cư dân của mình bên khu nhà mới.

Mình sống ở phố cổ chục đời nay, cư dân thay đổi, nhưng dù sao vẫn giữ được sự công bằng chứ không có khoảng cách giàu nghèo đến nghịch cảnh. Ở trên phố cổ, mặc dù vẫn ỉa vào giấy rồi gói ném xuống đường, hay xếp hàng từ sáng đến trưa chỉ để đến lượt ăn một bát cháo quẩy, nhưng rõ ràng không có cảnh chênh lệch đến ứa nước mắt như ở đây. Những ngày lễ, cư dân bên Royal City quần áo lụa là, trai thanh gái lịch dập dìu cầm thẻ cư dân ngồi xem những chương trình ca múa nhạc trong ánh đèn xanh đỏ lập loè, một bên các bạn thì tối tăm, trai gái quần xắn móng lợn chổng mông tranh nhau hút từng giọt nước trong đường ống dẫn nước sông Đà cho dù số nước đó đôi khi chỉ đủ để đánh răng. Điều đó xúc phạm đến trái tim nhân ái của mình. 

Rất tiếc khi phải bỏ môn bơi yêu thích, nhưng mình quyết định rồi, mình sẽ quay lại phố cổ sống, kệ mẹ các bạn cho đến khi nào có thêm nhiều Phạm Nhật Vượng khác, xây nhiều khu Royal City khác trên khu đất của các bạn. 

Còn bần nông các bạn, có lẽ phải chờ một vị lãnh tụ mới sắp xếp cho một khu riêng như người thân mình sắp xếp cho các bạn vài chục năm trước, mà tốt nhất là khu vực tách biệt trong thung lũng xung quanh là núi đá mạn Hoà Bình để các bạn đỡ làm tổn thương những người thượng liu như mình. Rồng phượng thì không nên gần Tôm tép. Đó là mối nguy cho cả hai giai cấp vậy.

(Biên vui kiểu con Phú ngẫn Chung Nguyen, bé yêu của Xơ ‪#‎mượt‬. Hehehehe)

IM ĐY

Hôm trước, có một quý cô nhắn tin cho chị Mượt hỏi, sao chị không lên tiếng về chuyện tàn phá cây xanh, về những khuất tất trong chuyện dưa từ thiện, về những cái chết bất thường ở những cơ quan công quyền, thậm chí về bức ảnh của chị Tiến bạn thân chị đang mỉm cười duyên dáng bên bệnh nhân … Chị trả lời là chị không rảnh. Ngay lập tức, thằng mặt lồn trở mặt chửi chị là bồi bút, chỉ biết viết vì tiền, xong block chị. Hehe. 

Thôi kệ cụ nó, chị kể cho các quý cô nghe câu chuyện sau. 

Trong một quầy cà phê, cô bán hàng có khuôn mặt hiền hậu và nhã nhặn, với sự ngờ nghệch, cô liên tục trả lại nhầm cho khách với số tiền lớn. May mắn cho cô, tất cả đều kiên nhẫn chờ cô quay ra để trả lại số tiền bị đưa nhầm.

Câu chuyện như mơ về một xã hội tốt đẹp. Bọn sính ngoại mà xem mỗi đoạn này kiểu gì cũng kêu ầm lên là Tây nó mới thế, chứ ở Việt Nam làm đéo gì có. Bọn sính ngoại còn bảo Tây không biết đánh rắm cơ. Hehe.

Thực ra, đó là một cảnh trong phóng sự nghiên cứu về tâm lí con người phát trên kênh National Geographic vừa mới đây. Trong đó có đoạn thử nghiệm về sự trung thực và lòng tốt. Một diễn viên được mời đóng vai thu ngân ở quán cà phê dưới ống kính các máy quay bí mật. Nhiệm vụ của diễn viên là bán hàng và trả lại tiền thừa cho khách.

Thử nghiệm được diễn ra ở Mỹ, nơi phồn vinh nhất thế giới và thường được đánh giá là xã hội đề cao sự trung thực và luôn bảo vệ các giá trị nhân văn.

Với thử nghiệm thứ hai, vẫn cô gái đó, nhưng lần này mang khuôn mặt cau có, thái độ lấc láo và vô duyên. Thật ngạc nhiên, hầu hết khách hàng đều đút mẹ vào túi số tiền cô trả nhầm, thậm chí có khách còn chơi xỏ bo tiền xu vào hộp tiền tip cho nhân viên như một quý ông lịch thiệp.

Ví dụ nhỏ này cũng lí giải những hiện tượng mâu thuẫn phổ biến ở Việt Nam, dân thường ghét công an, bác sĩ ghét nhà báo, nhà nghèo ghét nhà giàu, cần lao nhìn quan lại như hủi, liu manh trộm cắp khắp các lĩnh vực trong đời sống ... nhân ái và niềm tin bị chối bỏ, cả xã hội coi nhau như kẻ thù vì tranh cãi những chuyện vặt vãnh tầm thường.

Hoá ra, lòng tốt và sự trung thực không phải tự nhiên mà có, nó phụ thuộc vào chính thái độ khi các quý cô xử sự với nhau, dù ở bất kì đâu trên thế giới này. Càng tranh cãi và thể hiện sự khó chịu về những thứ nhỏ nhặt vô hại, càng nhân lên gấp bội sự độc ác và bất lương vốn tiềm ẩn trong người các quý cô. 

Có nhiều chuyện diễn ra trong xã hội này, nếu không yêu thì cũng đừng buông lời cay đắng, đó cũng là cách giúp cộng đồng lắm lắm rồi. Phỏng ạ.

‪#‎mượt‬

ỨNG XỬ VỚI NGƯỜI TẬT NGUYỀN

Chị Mượt sinh ra đúng thời buổi bao cấp đói kém, cơm độn bo bo, cá gỗ treo lên chép miệng ăn dè, tíc kê đít quần như hai cái ti vi, sân đình chùa dùng làm nơi họp nghị quyết, chui vào nhà thờ đánh đáo chơi bi, nên khi lớn nhơn nhơn coi thánh thần, thượng đế chỉ là chuyện hư cấu vui đùa. Cũng vì lẽ đó, nhiều lần bị người lớn mắng mỏ là kẻ vô thần.

Khi biết đọc biết viết, vô tình đọc được một cuốn sách, trong đó tác giả tuyên bố công khai tại Vatican, trước mặt Đức Giáo hoàng về việc Thượng đế không phải là kẻ sinh ra trái đất và dĩ nhiên là chẳng có việc đếch gì làm ở cõi nhân gian. Chị bỗng tò mò và tìm hiểu về nhân vật này. Đó là Stephen Hawking, lúc này đã được biết đến là nhà bác học lừng danh thế giới về Vũ trụ và Thiên văn học.

Các công trình nghiên cứu, tác phẩm và những cuộc tranh cãi của Stephen Hawking khiến thế giới tốn rất nhiều giấy mực, cuốn "Lược sử thời gian" được ông và cộng sự xuất bản lên đến gần 10 triệu bản và in bằng 40 thứ tiếng. Cuốn sách khoa học dành cho những người không chuyên này được đánh giá bán chạy chỉ đứng sau Kinh Thánh và một số vở kịch của Shakespeare. 

Đặc biệt, ông là một người tàn tật với hình ảnh một cơ thể da bọc xương, toàn thân tê liệt, gắn vào chiếc xe lăn, cổ ngoẹo về một phía và chỉ cử động được hai ngón tay của bàn tay trái. Mới nhìn vãi cả đái. Hihi.

Thời gian đầu bệnh tật, ông tuyệt đối không chấp nhận sự giúp đỡ hay nhượng bộ bất kì ai vì sự tàn tật của mình. Ông thích được người khác xem "Trước hết như một nhà khoa học, thứ đến như một nhà văn phổ biến khoa học, và, trong mọi cách mà nó đáng kể, một người bình thường với cùng những ham muốn, nghị lực, ước mơ và tham vọng như những người xung quanh". (wiki)

Ít người biết rằng, mặc dù tàn phế nhưng ông hoàn toàn không ủng hộ những ưu đãi dành cho người tàn tật. Ông coi đó là sự bất bình đẳng giống phân biệt chủng tộc giữa các màu da. Có lẽ vì thế, ông luôn cố gắng và những thành công của ông khó người bình thường nào có thể đạt được.

Sau khi tìm hiểu về ông, những "lỗ đen", thiên hà, ánh sáng hay các vì sao chui mẹ qua đường ruột chị ra ngoài hết và đọng lại duy nhất một điều: Bất kì người tàn tật nào, điều mong muốn nhất là được mọi người nhìn nhận và đối xử như những người bình thường. Họ rất sợ sự thương hại của cộng đồng. Trừ khi, họ dùng chính lòng tự trọng và thân thể tật nguyền của họ để vụ lợi. Đó lại là một câu chuyện khác.

Trở lại câu chuyện VJ Air từ chối phục vụ một người tật nguyền đang gây xôn xao dư luận mấy hôm nay, về nguyên tắc VJ có lẽ không sai, về người phụ nữ tật nguyền có lẽ cũng chỉ là sơ xuất. Nhưng rất tiếc, trong một xã hội mà người ta luôn tỏ ra nhân ái với những kẻ thiệt thòi bất biết lí lẽ và luôn căm ghét kẻ giàu có và lũ quan lại, thì rõ ràng sự tật nguyền chỉ làm cái cớ để chửi rủa hãng hàng không kia.

Muốn thực sự giúp đỡ người tật nguyền, trước hết hãy coi họ là những người bình thường, sau đó tìm giải pháp để giúp họ hoà nhập với các hoạt động đời sống hàng ngày. Chứ mượn họ để chửi rủa, các quý cô chỉ càng làm họ thêm đau khổ mà thôi. 

Nhân ái cái lồn gì kiểu đấy. Phỏng các quý cô có tâm hồn tật nguyền?

‪#‎mượt‬

VIỆC NHỎ CỦA BỘ TRƯỞNG

Việt Nam là đất nước có nhiều nghịch lí, nhiều đến mức những điều nghịch lí trở thành hợp lí và đồng thời những điều hợp lí bỗng trở thành vô lí. Đối với công tác nhân sự, chả phải ví von con ông này bà kia, chỉ cần nhìn chị Mượt đã thấy một ví dụ điển hình, tài giỏi thượng liu yêu kiều nhưng chả được làm đéo gì, sáng đến cơ quan uống chè bồm bật máy tính chém gió trên FB, chiều cắp đít về ăn cơm nhà trở thành một điều hoàn toàn bình thường giản dị. Hehe. 

Mấy ngày qua, thông tin liên quan đến đảo Gạc Ma khá nóng trên các diễn đàn, khắp nơi là những công to việc lớn liên quan đến sự kiện đau thương lịch sử này. Lẫn trong những sự kiện to tát ấy, một thân phận bé bỏng tuyệt vọng gạt nỗi tự ti bấm nút send gửi đến trang FB cá nhân một Bộ trưởng lời cầu xin giúp đỡ. Em cần có một công việc để có thể chăm sóc người anh tật nguyền và người mẹ già khốn khổ. Em là con một liệt sỹ đã hi sinh ngoài đảo Gạc Ma năm xưa ấy.

Qua mạng xã hội, vị Bộ trưởng ngay lập tức phản hồi và có công văn yêu cầu địa phương tạo điều kiện sắp xếp. Phản ứng khá nhanh của bà khiến nhiều người bất ngờ xen lẫn nhiều cảm xúc. Người thì cảm động, người thì chê bai, người thì nghi ngờ ... riêng chị Mượt lại lo lắng.

Đã nhiều năm làm việc trong bộ máy, chị hiểu công tác nhân sự là một quy trình phức tạp, cứng nhắc và đầy rủi ro. Việc yêu cầu một cơ quan địa phương sắp xếp nhân sự bất thường một cách công khai của vị Bộ trưởng, mặc dù hợp lẽ nhân sinh nhưng rất dễ làm trò cười cho những kẻ ghen ghét. Trên bảo dưới không nghe là chuyện quá bình thường của hệ thống. 

Trên một số tờ báo, phát ngôn của một vị quan chức ngành Y địa phương về quy trình và chỉ tiêu, kèm theo dẫn giải nghị định nọ kia của Thủ tướng khiến nỗi lo lắng của chị càng tăng thêm bội phần. Một hành động đẹp, ý nghĩa với vong linh những liệt sĩ bỏ thân mình vì đất nước có nguy cơ trở thành một yêu cầu lố bịch.

Rất may, cách đây mấy tiếng, người đứng đầu địa phương đã quyết định đặc cách đồng í tiếp nhận cô bé con liệt sĩ vào làm việc ở một bệnh viện huyện. Ước mơ của em đã thành hiện thực đúng vào ngày giỗ của bố em.

Cái kết hợp lí của những tấm lòng đã phần nào lấy lại niềm tin vốn còn quá ít ỏi trong dân chúng. Giờ đây, họ có quyền hi vọng tiếng nói của mình được lắng nghe và thấu hiểu. Còn chị Mượt, mặc dù trút khỏi nỗi lo lắng và thâm tâm vẫn không hẳn đồng í với cảnh quan chức cấp cao phải tận tay đi lo những sự vụ, bởi có hàng triệu thân phận như vậy ở đất nước này, nhưng xét cho cùng, ngọn núi cao há chẳng phải được hình thành từ những viên đá nhỏ hay sao.

Đọc đến đây mời các quý cô dừng lại, lấy điện thoại soạn tin nhắn GM gửi 1407, các quý cô đã góp một viên đá trị giá 14.000 đồng vào quỹ Tấm Lòng vàng của Báo Lao động để xây dựng khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, một việc í nghĩa cho tương lai.

Hành động nhỏ trong những ngày kỉ niệm lịch sử đau thương lớn hơn nhiều những sự kiện hào nhoáng kim tiền, tiền hô hậu ủng, biểu ngữ băng rôn. Phỏng các quý cô?

http://laodong.com.vn/xa-hoi/con-gai-liet-si-gac-ma-da-co-viec-lam-305655.bld