Chị vốn được sinh ra trong khuôn viên một toà án, thuở nhỏ, chỗ chị chơi là sân cuả nhà tù Hoả Lò. Cứ thế tuổi thơ chị gắn với những chồng chồng lớp lớp hồ sơ vụ án, mùa đông rét mướt bọn chị sưởi ấm bằng cách đốt những bản án bị lãng quên, thậm chí đi ỉa chị cũng chùi đít bằng những tờ cáo trạng. Nói thế để biết chị Mượt của các cô hiểu sâu sắc thế nào về cách xử lí những vấn đề bằng luật pháp.
Vụ án sơ thẩm xử bầu Kiên sẽ kết thúc vào ngày 5/6 tới đây. Đây là vụ án với khá nhiều những điều kì lạ trong lịch sử tố tụng Việt Nam. Giải thích vụ án này theo nghĩa thông thường là điều không thể. Không còn ranh giới giữa sự đúng/sai. Về bản chất, không ít người hiểu những việc bầu Kiên đã làm ảnh hưởng tiêu cực thế nào đối với nền tài chính tiền tệ thời gian qua. Nhưng về hiện tượng, với những chứng lí trong tay, rõ ràng các cơ quan rất khó để kết tội bầu Kiên với những tội danh được đưa ra.
Nhưng chị sẽ không sa đà vào những tiểu tiết vốn gây ra những mâu thuẫn sâu sắc giữa hai phe ủng hộ và không ủng hộ bầu Kiên. Chị cũng không phân tích theo luật, vốn là chuyên môn của chị. Chị giải thích chuyện này theo một cách khác lớn hơn rất nhiều.
Đấy là về chủ nghĩa Mác - Lê, về câu chuyện đấu tranh giai cấp. Thế mới kinh.
Chắc các cô đã đọc chuyện "Hai nghìn quan tiền Tây" được chị bót cách đây ít giờ. Nếu tinh í các cô sẽ phân tích ra những kẻ được mô tả "một giẫy người hốc hác, hôi hám như những tang chứng hoạt động của sự lam lũ, nheo nhóc ở nơi bùn lầy, nước đọng, trông tưởng như một lũ ma đói hiện hồn lên trách thầm cái phú quý của những người khác." giờ đã đổi vai để làm chủ đất nước. Con cháu họ giờ ngồi trên chiếc ghế phán xét để đòi lại công bằng cho xã hội.
Và dĩ nhiên, câu chuyện công bằng sẽ không chỉ là những lát cắt của phiên xử bầu Kiên. Nơi công lí và luật pháp bị nhạo báng như câu chuyện 80 năm về trước. Câu chuyện công bằng ở đây là sự đấu tranh giữa các giai cấp để thực thi quyền làm chủ đất nước. Đó là một quá trình dài đằng đẵng và mang nhiều nghịch lí.
Trang 237, tập 7, của V.I.Lênin toàn tập do nhà xuất bản Tiến Bộ phát hành có nói rõ. Đấu tranh giai cấp là khái niệm dùng để chỉ cuộc đấu tranh của quần chúng chống lại bọn có đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những người vô sản chống lại những người hữu sản hay giai cấp tư sản...
Các cuộc đấu tranh giai cấp có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, với những phạm vi và trình độ khác nhau như: đấu tranh kinh tế, đấu tranh tư tưởng, đấu tranh chính trị... Trong thực tế lịch sử đấu tranh giai cấp còn có thể mang hình thức đấu tranh dân tộc, tôn giáo, văn hóa...
Và vai trò của nhà nước trong chủ nghĩa Mác-Lê cũng được miêu tả:
Chính quyền nhà nước là vấn đề trung tâm và cơ bản của cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội. Sự ra đời và tồn tại của nhà nước không phải để giải quyết mâu thuẫn giai cấp mà là để duy trì trật tự xã hội trong điều kiện mâu thuẫn không giải quyết được.
Là một quốc gia lấy tư tưởng Mác-Lê làm kim chỉ nam cho xuyên suốt các hoạt động nhà nước. Việc bầu Kiên chỉ là ví dụ nhỏ trong việc một Nhà nước duy trì công bằng xã hội bằng tư tưởng. Đó chưa hẳn là điều không tốt.
Xét một cách tổng thể, việc bắt bầu Kiên vào thời điểm khủng hoảng hệ thống tài chính tiền tệ là cần thiết để bảo vệ hệ thống vốn dĩ mong manh ấy, bảo vệ niềm tin, bảo vệ những người dân gửi tiền vào các Ngân hàng, khi mà luật pháp chưa kịp theo những biến chuyển của thời đại.
Dù sao, Trật tự cũng bắt đầu được lập lại.
Chị thật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét