Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

OÁNH ZẮM GIỮA ĐÁM ĐÔNG

Ở đây, chắc rất nhiều cô đã đi máy bay. Nhưng có lẽ hiếm người biết bí mật dưới đây, chị sẽ bật mí cho các cô một điều cực kì thú vị. Hehe.  

Chị hay phải đi công tác ở các vùng miền xa xôi trên thế giới. Mỗi lần ngồi máy bay, nhanh thì 5-7 giờ, lâu thì 12-13 tiếng.  

Và một trong những điều cực hình đối với một người thượng liu, trang nhã, cành vàng lá ngọc như chị là buồn đánh zắm. Khổ nỗi, khi ngồi trên máy bay điều này lại rất hay xảy ra. Dĩ nhiên, chị không thể ngồi giữa các hành khách khác và đánh zắm thối um lên được, đó hầu như là nỗi xỉ nhục với truyền thống vẻ vang của gia tộc chị.  

Để giải quyết vấn đề bức xúc này, chị đã tìm đọc hàng trăm trang tài liệu về các phương pháp hạn chế đánh zắm, như đi ỉa trước khi lên máy bay, hạn chế ăn thịt động vật, chỉ ăn các món ăn từ thảo mộc.... Nhưng hầu như không thuyên giảm. 

Bỗng một hôm, vô tình chị đọc được một tập tài liệu chưa từng công bố. Mọi việc bỗng sáng loà như ánh chớp giữa đêm đông. Từ đó, mỗi khi lên máy bay, việc đầu tiên là chị mượn một chiếc chăn hàng không đắp hờ hững lên bụng và tha hồ zắm zít như chỗ không người, kệ mẹ bọn ngồi xung quanh.   

Chắc các cô đang hình dung một không gian bí bách lẫn mùi zắm phỏng! Hehe. Chị đố cô nào ngửi được mùi zắm trong máy bay đấy. Lạ không?  

Sự thực là không khí trong khoang máy bay khá bí bởi hầu hết hành khách thở bằng không khí được tái chế, lượng khí bên ngoài lưu thông vào chỉ chiếm một lượng nhỏ khí mà các cô thở ra hít vào.   

Để tái chế không khí, các máy bay hiện đại được trang bị lưới lọc diệt vi khuẩn và quay vòng bởi hệ thống điều hoà đặc biệt.    

Hệ thống điều hoà trên máy bay với những lỗ thông hơi cung cấp không khí từ trần xuống phía trên đầu các cô rồi quay lại hệ thống điều hoà dưới sàn, tạo ra một vòng tuần hoàn liên tục, mỗi vòng được xử lí tầm khoảng 3 - 5 phút.    

Tất cả các loại mùi vị, vi khuẩn đều bị hệ thống tuần hoàn khí tiêu diệt nhờ kết hợp không khí trong lành và bộ lọc.   

Cứ như vậy, khí các cô hít vào thì từ trên đầu phun xuống, khí từ đít các cô nhả ra thì hệ thống điều hoà dưới sàn hút đi. Vì vậy, các cô rất khó ngửi thấy mùi zắm trên máy bay, trừ khi các cô tự chùm chăn kín đầu rồi đánh rắm.  

Hay không?  

Hay quá đi chứ, hehe, sau khi đọc bài này của chị, các cô đi máy bay chắc chắn sẽ thoải mái hơn, không còn cảnh gồng mình, mặt đỏ, thắt lỗ đít lại nữa. Các cô cứ tự nhiên thả nếu có nhu cầu. Thậm chí chẳng bởi nhu cầu.  

Tất nhiên đừng để ra bã và kêu to quá. Đó hầu như là một hành vi bẩn thỉu và bất nhã. Hehe.

Chị thật.

Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

NGƯỜI VIỆT! LÁ CẢI VÀ QUỐC THỂ

Hôm nay vô tình chị đọc một bài báo tiêu đề "Bị cấm cửa mới giật mình" trên tờ Doanh nhân Sài gòn chia sẻ về việc một nữ doanh nhân bị đuổi khỏi gian hàng của một công ty Đức trong hội chợ tổ chức tại Hồng Kông, chỉ bởi vì chị mang quốc tịch Việt Nam.  

Bài báo nhân tiện phê phán thói hư tật xấu của người Việt ở nước ngoài. Kết thúc, tác giả cảnh báo và đổ lỗi những thói hư tật xấu đó hoàn toàn do nền giáo dục Việt Nam tạo nên. 

Đọc xong, chị cảm thấy uất nghẹn và khinh bỉ đến tột độ. Một tờ báo của Việt Nam mà không bảo vệ dù chỉ là một lời đối với bất công mà nữ doanh nhân kia phải chịu. Không những chúng hả hê khi thấy người Việt bị hạ nhục mà còn nhân danh đấng bề trên để giáo huấn cộng đồng. 

Tiên nhân lũ súc vật.  
Chị phải bớt chút thời gian vàng ngọc mở mang đầu óc của các cô, lũ con bò luôn hung hăng với người mình nhưng lại rúm ró tự ti mỗi khi ra nước ngoài để các cô biết cách ứng xử trong một thế giới văn minh.  

Cách đây 50 năm. Năm 1965, Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc. Hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tham gia kí Công ước này. Việt Nam tham gia năm 1981. 

Công ước xét rằng: (Trích) 

"Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người tuyên bố rằng, mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền, và rằng tất cả mọi người đều được hưởng tất cả các quyền và tự do trong Tuyên ngôn, mà không có bất kỳ sự phân biệt nào, cụ thể như về chủng tộc, màu da hoặc nguồn gốc dân tộc. 

Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, và có quyền được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng để chống lại bất kỳ sự phân biệt đối xử hay bất kỳ sự kích động phân biệt đối xử nào."  

Chị trích công ước của LHQ để các cô rõ hơn về quyền con người của mình trên phạm vi toàn thế giới trừ ... ở Lừa. Hehe.  

Tại các quốc gia văn minh, bất kì hành vi phân biệt đối xử nào vi phạm quyền con người, hoặc chủng tộc đều bị trả giá rất đắt. Cá nhân có thể bị bỏ tù, công ty, tổ chức có thể bị phá sản hoặc bị cộng đồng tẩy chay nếu cơ quan công quyền chứng minh được hành vi vi phạm. 

Trong thời đại này, một cá nhân ở bất kì đâu trên thế giới có thể lên án một tổ chức toàn cầu, một quốc gia có thể thay đổi chính sách đối ngoại vì một cá nhân bị xâm hại quyền con người ở một quốc gia xa lắc xa lơ nào đó.

Trường hợp Global Witness tố cáo bầu Đức phá rừng, ảnh hưởng đến quyền sống của dân Lào, Liên minh Châu Âu và Chính phủ Mỹ luôn có những cáo buộc về nhân quyền đối với các quốc gia bắt giam các nhà bất đồng chính kiến là những ví dụ điển hình. Mặc dù những cáo buộc đôi khi là không chính xác. 

Ví dụ thế để biết, khi có thông tin một công dân Việt Nam bị phân biệt đối xử ở nước ngoài, thay vì quay lại cắn dân mình, tờ báo nắm thông tin cần có trách nhiệm lên tiếng để kêu gọi cộng đồng quốc tế phân xử, đồng thời hướng dẫn công dân đến khiếu nại tại các cơ quan ngoại giao quốc tế tại nơi bị xâm hại, cũng như các cơ quan đại diện của chính phủ Việt Nam để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Một tờ báo thay vì lên tiếng dạy bảo công dân mình thì cần thông qua mạng lưới truyền thông trong nước và quốc tế lên án hành vi vi phạm công ước quốc tế. Chị tin, truyền thông quốc tế sẵn sàng đứng về phía người bị hại trong trường hợp này, bất chấp đối tượng thuộc quốc tịch nào, tầm cỡ ra sao. Lúc đó, thảm hoạ sẽ không phải là người Việt Nam mà chính là công ty kia.

Suốt mấy ngày hôm nay, rất nhiều người đã lớn tiếng kêu Nhục khi báo chí đưa tin về một số sai phạm của người Việt ở nước ngoài. Chị xin nói luôn, nhục cái mả mẹ các cô. Ai sai người đó phải chịu trách nhiệm chứ các cô liên quan gì mà Nhục? Có chăng Nhục ở chỗ chúng ta đã không bảo vệ được chính chúng ta mỗi khi có hoạn nạn xảy ra. 

Đó mới là nỗi Nhục đớn hèn nhất đối với một dân tộc các cô ạ.

P/S: Nếu thông tin về việc nữ doanh nhân kia bị cấm vào gian hàng của một công ty Đức do mang quốc tịch Việt Nam với lí do nhiều người Việt Nam ăn cắp, xin vui lòng gửi thông tin cho chị. Với kinh nghiệm và mối quan hệ quốc tế, chị hứa công ty kia phải lên tiếng xin lỗi và sẽ đối mặt với những án phạt nặng nề. 

Còn nếu sự việc không có thật, tờ Doanh nhân Sài gòn đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc báo chí, vu khống và làm ảnh hưởng nghiêm trọng hình ảnh của cộng đồng doanh nghiệp Đức trên toàn thế giới, đồng thời gây tác hại xấu đến quan hệ ngoại giao hai nước Việt - Đức.

Vì một số sai phạm cá nhân mà dám gộp cả một dân tộc vào để bỡn cợt làm xấu hình ảnh quốc gia. Đương nhiên, đó là một tội lớn ngang tội phản quốc. Chị thật. Hehe.

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

SỞI 2014

Về chuyện hàng trăm cháu bé chết ở bệnh Nhi chị ví von thế này. 
Khi đi ăn phở gọi thêm đĩa quẩy các cô có gọi là đi ăn quẩy không? Chắc là không phỏng? Thế thì chuyện hơn 100 cháu bé chết ở viện Nhi sao gọi là chết vì bệnh sởi được. 

Thực tế hơn 100 cháu bé chết trong 3 tháng qua chỉ có một phần là do bệnh sởi, một phần khác chết vì các bệnh khác trên nền của bệnh sởi chứ không phải tất cả đều là bệnh sởi các cô ạ. 

Có lẽ điều cần thiết bây giờ của Bộ Y tế ngoài chỉ đạo việc chữa bệnh là thiết lập ngay một bộ máy tuyên truyền đủ mạnh, ít nhất tương đương bộ máy của anh #, hoặc tầm chị Mượt đứng đầu hehe, để cung cấp thông tin chuẩn xác và kịp thời. Tránh việc các lá cải, mạng xã hội đưa thông tin giật gân câu viu gây hoang mang cho cần lao. 

Chị Mượt chỉ đạo thế, Bộ Y tế nghe thì nghe không thì kệ mẹ. 

Chị đi thu thập thông tin rồi sẽ có bài về việc này. Cũng phải nói để xảy ra sự việc bùng phát lần này lá cải và mạng xã hội đóng góp một phần lỗi rất lớn do thời gian trước đây cung cấp thông tin sai lệch làm cho các mẹ sợ hãi không dám đưa trẻ đi tiêm phòng.  

Nhìn mấy hót FB thiếu hiểu biết cứ nhắng lên khiến chị đéo biết nên cười hay nên mếu nữa. Tổ sư lũ cơ hội.

KIỀU TRINH NGOẠI CHUYỆN

Các cô bao nhiêu người biết rõ Kiều Trinh ăn cắp? 

Nghe hơi nồi chõ thì im mẹ mõm đi để chị kể ngọn ngành cho. Mặc dù chị nghe lại chứ chị cũng có chứng kiến đéo đâu. Hehe. Thế mới hiểm.  

Năm 2001, VTV cử một đoàn cán bộ trẻ đi dự một khoá tu nghiệp ngắn ngày tại Thuỵ Điển. Đoàn có Kiều Trinh, Long Vũ và một số phóng viên biên tập viên khác, những cán bộ này đều trở thành trụ cột của Đài hiện nay.  

Trong một lần đi chơi ngoài giờ học, Kiều Trinh tụt lại phía sau, khi bắt kịp đoàn, Kiều Trinh nhìn thấy Long Vũ mặc một chiếc áo da mới. Hỏi thì Long Vũ mặt tỉnh bơ trả lời: Trong kia đang có chương trình đổi áo cũ lấy áo mới, cứ bỏ áo cũ lại rồi mặc áo mới thoải mái không mất tiền. Tôi vừa đổi xong.  

Các cô chắc đã hình dung ra bộ mặt của Long Vũ khi nói câu đùa này. Địt mẹ, thanh niên cùng cơ quan đùa nhau quá trớn như vậy là chuyện bình thường, nhất là Long Vũ vốn là người có tính hay đùa cợt. Nhưng Kiều Trinh thì nghĩ là thật. Khi mặc chiếc áo mới của siêu thị đi ra ngoài cửa thì chuông bảo vệ kêu ầm ĩ. Kiều Trinh bị bắt ngay lập tức vì tội ăn cắp. 

Diễn biến sau thì chị không nghe kể, tuy nhiên, so sánh với chuyện một đương kim tiểu thư học thức cao, cành vàng lá ngọc, gia đình trâm anh thế phiệt, tiền đè chết cụ nó cả trâu bò cố tình ăn cắp một chiếc áo da thì câu chuyện chị nghe được có phần hợp lí hơn. 

Dù sao, việc bị bắt vì tội trộm cắp là có thật nên mọi lí lẽ biện minh của người trong cuộc là vô ích. Tiếng xấu theo cô gái xinh đẹp tài hoa này đến tận hôm nay.  

Cũng chẳng trách được cần lao Lừa vốn đầy lòng trắc ẩn với những kẻ khốn cùng nhưng lại luôn coi kẻ hơn mình là kẻ thù. Một cô gái với quá nhiều ưu ái như Kiều Trinh bị dè bỉu và mang ra đàm tiếu mười mấy năm qua cũng là điều dễ hiểu.

Nhưng các cô ạ. Muốn mình cao lên thì phải cố gắng bằng bản thân chứ không phải dìm người khác xuống. Địt mẹ, chị phát tởm với kiểu nhai đi nhai lại của các cô rồi. Đặc biệt là các con đực. Chị biết, các cô dìm em Trinh nõn nà cũng bởi vì các cô chẳng bao giờ với được em nó chứ chẳng phải vì lí do gì khác.

Thân phận Lừa đã quá gian lao rồi, các cô phải biết THÔNG NHAU MÀ SƯỚNG à nhầm THƯƠNG NHAU MÀ SỐNG chứ đày đoạ nhau làm lồn gì. Hãy để em í cống hiến trong thời gian tới. Liệu thế có được hông?

Chị thật.

NHÂN ÁI CÁI LỒN

Khi nhìn hình ảnh cháu bé tầm tuổi con cái chị bị dính tay vào lan can và treo tấm biển “Tôi là người ăn trộm” tại một siêu thị nào đó khiến chị không kìm được nỗi xót xa. Chị xót xa bởi những hành vi như thế chẳng bao giờ giúp đứa trẻ trở nên tử tế hơn, chị thực sự giận những kẻ đã làm điều bất nhân đó.  

Nhưng chị cũng chưa bao giờ nghĩ phải lôi bằng được bản thân và tông ti họ hàng những người thực hiện hành vi ấy phải trả giá như cách các cô đang kêu gào. Cũng như cách các cô đã kêu gào phải giết những kẻ trộm chó… 

Xã hội mà luôn cổ xúy lấy cái ác này trừng trị cái ác kia, lấy cái sai này để trừng phạt cái sai khác, cổ vũ cho cái sai sau nặng hơn cái sai trước thì xã hội sẽ tiến đến đâu? Các cô có nhận thấy cái ác ngày càng được tăng theo cấp số nhân nhờ mạng xã hội, lá cải và nhân danh lòng nhân ái không?   

Ác thú cũng chẳng sánh bằng lòng nhân ái của các cô. Chị thật.

GIỖ TỔ

Lúc cầu Chúa hoặc khi thắp hương khấn vái Thần Phật mong những điều tốt đẹp đến với cuộc sống, liệu các cô có đặt câu hỏi hay tìm hiểu Chúa trời và Phật tổ có thật trên đời không?

Thế thì tại sao các cô lại băn khoăn rồi cười cợt việc Vua Hùng chỉ là sản phẩm hư cấu ngộ nghĩnh của người xưa?

Cuộc sống luôn có hai thái cực, đời sống tinh thần và đời thực. Khi các cô đòi hỏi đời sống tinh thần vốn là những giá trị văn hoá vô hình phải hiện hữu như những miếng thịt tọng vào mõm của đời thực thì có lẽ các cô chỉ giống như những con thú mà thôi.

Với chị, giỗ Tổ từ xưa đến nay luôn là một ngày í nghĩa.

ASIAD VÀ LŨ VÍCH

Các cô không còn là những con bò nữa. Giờ các cô chỉ là lũ Vích đông đúc và đần độn.

Chị kể câu chuyện mà có lẽ cũng nhiều người biết. Vích là loài vật giống rùa, sống ở biển, và như các loài rùa khác, chúng lên bờ mỗi khi đẻ đái hoặc thăm quan, giống các cô đi du lịch nước ngoài vậy. Vích đặc biệt rất khoẻ mạnh.  

Muốn bắt chúng người ta lừa thòng dây vào cổ rồi kéo. Nếu kéo lên bờ, Vích với sức mạnh vô song của mình sẽ kéo ngược các cô chui tọt xuống biển tèo tốt. Thế nên muốn bắt Vích, người ta thường kéo chúng về phía biển, và dĩ nhiên, loài Vích kia sẽ bò ngược lại lên bờ, lúc đó, chỉ cần đến rồi lật ngửa lên và thịt. "Ngu như Vích" được bắt nguồn từ truyền thuyết này. 

Các cô cũng như Vích vậy, giờ đây, Chính quyền định làm gì các cô cũng gào mồm lên phản ứng mà không hiểu có những thứ sẽ mang lại lợi ích cho đời sống của các cô hơn nhiều là không thực hiện.   

Tổ chức ASIAD - Sự kiện thể thao lớn thứ 2 thế giới sau Olympic là một ví dụ.  

Không khó thống kê, lịch sử các quốc gia từ chối tổ chức các sự kiện thể thao tầm cỡ khu vực và thế giới đều là bất khả kháng như thiên tai hoặc chiến tranh. Hơn nữa, việc giành được quyền đăng cai là một quá trình vận động lâu dài, tốn kém, cạnh tranh và hoàn toàn không hề đơn giản.  

Thế mà giờ đây, chỉ vì điều kiện kinh tế có chút giảm sút và ngứa mắt vài ba thằng quan lại mà các cô bất chấp thể diện quốc gia, bất chấp lợi ích lâu dài của dân chúng... bất chấp everything để gào thét từ bỏ quyền đăng cai hoạt động í nghĩa này.  

Các cô có não ở trong đầu hông? Hay não nằm ở mông? Hehe.  

150 triệu Mỹ kim thậm chí hơn nữa là con số không lớn so với ngân sách của một quốc gia nghèo như Việt Nam. Nếu biết số tiền ngân sách vẫn phải chi cho những hoạt động âm thầm vô bổ khác của các bộ ngành thì hẳn các cô sẽ thay đổi í kiến của mình đối với sự kiện này.  

Mỗi quốc gia đăng cai ASIAD hay rộng hơn là Olympic đều có những đánh giá tác động chi tiết trước khi đăng cai. Việt Nam cũng có nhưng có thể, lũ quan lại quan tâm đến giải ngân nhiều hơn tác động đến dân chúng, nên thiếu những thông tin để các cô hiểu . Đó cũng có thể là nguyên nhân khiến cần lao nổi giận.  

Trước khi diễn ra Đại hội ASIAD, một số tiền lớn sẽ được giải ngân để thực hiện việc xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ cho Đại hội. Tiền là tiền chửa tiền đẻ chứ tiền đéo tiêu thì các cô lấy cứt ra ăn. Số tiền đó sẽ kích thích nền kinh tế khu vực đăng cai tăng trưởng, tiền được chi ra sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề cho dân sinh. Với cá nhân chị, chị hi vọng chính quyền chi cho hoạt động này gấp nhiều lần con số bèo bọt 150 triệu $ mà các cô đang ra sức kêu là tốn kém. Tốn cái lồn í mà tốn.  

Đi kèm với công tác chuẩn bị, các địa phương trên cả nước cũng sẽ phải tích cực đầu tư cơ sở đào tạo để cung cấp các vận động viên cho quốc gia, điều đó sẽ làm gia tăng sự tham gia của dân chúng đối với các hoạt động thể thao, sức khoẻ sẽ đi kèm với hạnh phúc chứ không phải bàn phím các cô ạ.  

Trong thời gian diễn ra sự kiện, hàng loạt các lợi ích cộng đồng được thực hiện từ công ăn việc làm, thương mại và du lịch phát triển, các hoạt động hợp tác kinh doanh đi kèm với những sáng kiến tập trung vào Đại hội. Hiệu ứng vô hình của nó sẽ giúp gia tăng hội nhập xã hội, nâng cao học thức, giảm tội phạm... Đấy là thống kê từ những kì Đại hội trước chứ chị biết đéo đâu. Hehe.  

Sau Đại hội thể thao ASIAD, 100% quốc gia đăng cai trước đây đều có báo cáo về việc tỉ lệ dân chúng chơi thể thao tăng vọt, đặc biệt là các môn có thành tích cao. Đó thực sự là điều cần thiết với Việt Nam, dân tộc còi cọc về thể chất và yếu đuối về tinh thần. Con cái các cô sẽ hưởng thụ những điều đó, nam giới ngực toàn hình bánh chưng, bụng sẽ toàn 6 múi. Nữ giới chân dài mông cong ngực căng đét. Các cô còn mong gì hơn thế?  

Trở lại vấn đề kinh tế, nếu chính quyền không sắp xếp được ngân sách.  

Lúc này, bài học của Putin bạn thân chị tổ chức Sochi sẽ là bài học mới nhất, xin mời những Vượng Vincom, Tiền còi, Đức "lâm nghiệp", Trầm Bê, Vỹ VIB, Quang - Hùng Massan, Lê Viết Lam, Dũng VPBank, Dương Công Minh, Vũ Trung Nguyên, Hội Bitexco, Dr Thanh, Kiểm Long Thành, Ân siêu giường, Dũng lò vôi, Hường Hoàn Cầu, Nga BRG, Lan Vạn Thịnh phát ..... Các vị hãy bớt chút của cải để chứng minh lòng yêu nước. Đó hầu như là một sự đầu tư đáng giá.  

Còn các cô, lũ Vích bò ngược chiều, chỉ để sướng mồm mà các cô kêu gào như mất bữa cơm chiều. Chị coi đó là hành động của lũ bất lương không hơn không kém. Chị thật. Hehe.

BÍ MẬT QUỐC GIA

Mặc dù là bí mật tầm cỡ quốc gia nhưng mấy hôm nay thấy bọn Đài Loan, Nhựt lùn nó chửi dân ta ăn cắp nhiều nên chị cảm thấy phải có trách nhiệm công bố bí mật này.  

Do đặc thù công việc, chị đi nước ngoài nhiều, đến nay chị cũng hông nhớ đã đi mấy chục nước, chỉ biết đã phải dùng đến cuốn hộ chiếu thứ 8. Thề tổ sư đứa nào phét. Hehe. Nổ đấy.  

Những lần đi nước ngoài chị hay đi cùng các đoàn cán bộ trung cấp, địt mẹ toàn bọn hét ra lửa ở Lừa chứ hông phải lìu tìu. Dĩ nhiên, khoai Tây trong mắt các cán bộ này chỉ là lũ da trắng thua trận trong chiến tranh, đần độn, nhát chết và nghèo túng.   

Do đó, các quy định về trật tự xã hội tư bản được nhắc nhở trước khi máy bay hạ cánh chỉ dùng để lót đít.  

Các cán bộ ta với sự tự tin của cần lao một quốc gia đánh thắng đế quốc Mẽo sẵn sàng hút thuốc trong phòng kín, khạc đờm, cười hô hố trong bảo tàng, mua đồ rồi mặc cả trong trung tâm thương mại om tỏi như chợ giời, đã thế lại toàn mặc cả bằng tay và tiếng .... Việt.  

Bọn chị xấu hổ đéo để đâu hết, nhắc nhở khéo còn bị ăn mắng. Đương nhiên, mắng chị, chị chửi lại. Chị sợ lồn.  

Nhiều lần như thế, đội chị bàn nhau, kệ mẹ chúng mày thích làm gì thì làm, bọn chị cứ thấy thằng khoai Tây nào có vẻ ngạc nhiên hoặc nhún vai khinh bỉ là đến tự giới thiệu "We come from China". Địt mẹ, thằng Tây nó nghe thấy thế liền oà lên, đầu gật gật kiểu tưởng nước nào chứ China thì biết rồi. Tây nó ngu thật. Hehe.  

Bọn chị âm thầm làm thế, nhiều lúc cũng định trình cấp trên phổ biến phương pháp này để nhân rộng ra chi bộ nhưng chưa làm được. Bọn chị vẫn thực hiện ở phạm vi hẹp.  

Mặc dù phương pháp này không giúp nâng cao xử sự của cần lao Lừa, nhưng hình ảnh một Việt Nam anh hùng phần nào vẫn tốt trong mắt bạn bè quốc tế.  

Cho đến gần đây, đọc báo chị thấy bọn Đài Loan, Nhật lùn liên tục đưa ra các khuyến cáo về cần lao Lừa ăn cắp ở siêu thị, có nơi còn thống kê là 40% người Việt ăn cắp.  

Dân ta có ăn cắp trong các siêu thị ở Đài, Nhật... không? Có, nhưng chắc chắn tỉ lệ không nhiều đến mức như các báo ở Nhật công bố.  

Chị khẳng định đây chỉ là một âm mưu hèn hạ của người bạn láng giềng to lớn Trung Quốc nhằm từng bước hạ nhục người Việt trên trường quốc tế. Chúng đã cử gián điệp nắm được kế hoạch của bọn chị và học tập, nhưng triển khai rộng rãi. Hẳn phương pháp này đã được người bạn tốt của chúng ta đưa ra thành nghị quyết đại hội Đảng chứ đéo đùa. 

Để đối phó tình huống cực kì xấu này, chị đề nghị các bạn đi nước ngoài nhiều áp dụng phương pháp của chị. Chúng ta nhất định không để bọn Tàu lấn át, hạ nhục quốc thể bằng phương pháp đê hèn như vậy. 

Trong điều kiện nâng cao nhận thức là một quá trình lâu dài và tốn kém, phương pháp của chị hơi bẩn nhưng rõ ràng là một phương án khả dĩ. Phải hông các cô? Hehe.

KẺ THÙ?

Bởi vì các cô đã trót sinh ra trong một dân tộc man rợ, hiếu chiến và điên cuồng nên hôm nay chị nhắc lại một chút quy tắc văn minh trên thế giới. 

Các cô có tin 150 năm trước đây, năm 1864, lúc ông cha các cô còn đóng khố ở trần, ăn lông ở lỗ thì trên thế giới đã xuất hiện công ước Genève đề ra các tiêu chuẩn luật pháp quốc tế về vấn đề nhân đạo đối với tù binh trong chiến tranh hay không? 

Trong đó, Công ước Genève thứ 3 được thông qua năm 1929 và sửa đổi lần cuối năm 1949 về cách đối xử với tù binh, đến nay đã có gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia kí kết vào hiệp định này. 

Nội dung cơ bản của Công ước Genève thứ 3 về đối xử nhân đạo với tù binh và hàng binh, nó bao gồm các khuyến cáo về việc không được phép dùng nhục hình, truy bức về tinh thần và thể xác cũng như không được dùng các lời nói làm xúc phạm đến nhân phẩm của người bị bắt.... 

Mặc dù tham gia kí kết nhưng nhiều nơi vẫn vi phạm công ước này, trong lịch sử đã ghi nhận phát xít Đức, phát xít Nhật, Trung Quốc, Liên Xô, thậm chí là Lừa các cô và một số quốc gia khác vi phạm nghiêm trọng công ước này. 

Vi phạm thế nào thì địt mẹ Gúc đi, đừng lười. 

Và chắc chắn các cô sẽ cảm thấy kinh tởm, phỉ nhổ khi chứng kiến những kẻ thuộc bên thắng trận làm nhục, cướp giết hiếp những hàng binh tuyệt vọng yếu ớt.  

Vậy tại sao? Tại sao? Tại sao? 

Các cô lại truy bức tinh thần, buông ra những lời tục tĩu, tìm những từ xúc xiểm ghê gớm để dành cho một người thất cơ đã từng mang đến cho các cô món ăn tinh thần vô cùng quý giá lúc đời sống còn nghèo khó... 

Với người nghệ sĩ, danh tiếng là tất cả. Khi chấp nhận vứt bỏ danh tiếng đã xây dựng hàng chục năm, hẳn đó là lúc người nghệ sĩ già Chánh Tín đã quá mệt mỏi, quá tuyệt vọng. Ông đã trở thành hàng binh của số phận. Đó đương nhiên là bi kịch lớn nhất của một đời người. 

Chị không hiểu nổi tại sao các cô xử sự với một người nghệ sĩ mình biết, chưa bao giờ làm hại đến ai, không có những trò nhố nhăng kệch cỡm, còn hơn cả các quy tắc cấm kị trong chiến tranh đối với kẻ thù? 

Hẳn các cô chỉ là một lũ bất nhân may mắn được sinh ra trong êm ấm. 

Hãy một lần trong đời đối diện với nỗi tuyệt vọng, các cô mới hiểu lòng người quý giá đến nhường nào.  

Lũ súc sinh của chị. Nếu không cho đi thì xin cũng đừng buông những lời cay đắng.

NGUYÊN TẮC BẤT HỒI TỐ

Các cô, lũ con bò nghèo khổ đang phát sốt phát rét lên vì bản kê khai tài sản của một vị Phó tổng thanh tra CP. Cách đây chưa lâu, một vài năm trước, các cô cũng đã phát rồ lên vì bản kê khai tài sản lên đến nhiều chục tỉ của một vị Vụ phó TTCP, một vị PGĐ Sở KHĐT và vợ là công chức của Sở TTTT Hà Nội.    

Nhiều cơ quan đã có vẻ vào cuộc để làm sáng tỏ vấn đề. Kết quả thế nào? Giờ đây, lúc các cô đang đọc những dòng chữ này thì một vị đang chễm trệ trên ghế Vụ trưởng, vị kia cũng kịp thời luân chuyển thăng chức đến một vị trí thơm tho hơn là Phó bí thư một huyện của Hà Nội. 

Chắc các cô ngạc nhiên phỏng? Ngạc nhiên quá đi chứ. Hehe, nhưng riêng chị Mượt lại đéo thấy ngạc nhiên tí nào. Để giải thích điều này, chị sẽ thảo luận với các cô đôi điều như sau.    

Hẳn các cô đã một đôi lần nghe qua cụm từ "Nguyên tắc bất hồi tố", đó là một nguyên tắc được áp dụng trong luật đối với những trường hợp được cho là phạm tội tại thời điểm này nhưng vô tội trong quá khứ khi hành vi xảy ra. Đại khái kiểu "bố đéo cần biết trước mày thế nào, giờ mày khai ra rồi làm ăn cho tử tế". Đó là những điều được ghi cụ thể trong luật.   

Luật thế nào thì địt mẹ Gúc đi, đừng lười.   

Nhưng có nhiều loại "Bất hồi tố" không ghi vào luật mà được ngầm hiểu trong một số bộ phận hành pháp. Điển hình là việc không xác minh và truy nguồn tiền của quan chức trước khi kê khai và của Việt kiều yêu nước hồi hương đầu tư. Đây nói luôn là suy nghĩ chủ quan của chị, đéo phải của nhà nước nha. Cô nào nói của Nhà nước chị tát vớ móm đừng trách. Hehe.   

Các cô thử hình dung.  

Lếu không làm vậy, những số tiền khổng lồ mà ai cũng biết đã chảy vào túi bộ phận không nhỏ nào đó sẽ nằm chết dí tại ngân hàng nước ngoài, thành vàng bạc châu báu chôn ở góc một khu vườn hoang vắng, hoặc sẽ chảy sang những quốc gia có yêu cầu pháp lí thông thoáng hơn. 

Lếu không làm vậy, đất nước tươi đẹp của các cô lấy đéo đâu ra khu nghỉ mát tầm cỡ thế giới, trung tâm thương mại hàng hiệu, những cỗ máy vận hành cáp treo trên những đỉnh núi phù vân, hay hãng máy bay giá rẻ nào đó. Lấy đâu ra xèng để mua bán trao đổi cổ phiếu của những công ti trên sàn chứng khoán VNINDEX, vân vân và vân vân. 

Và không ai khác, chính bần nông các cô đang hưởng lợi từ những đồng tiền nhơ bẩn đó. Hãy thử hình dung chém đi vài ba con sâu mọt thì đời sống các cô có khá hơn không? Quan chức có bớt tham nhũng không? Mafia xuyên lục địa có bớt buôn lậu, giết người không? Câu trả lời chưa có nhưng hậu quả nhãn tiền là phần lớn số còn lại sẽ co vào ổ kén. Tiền không lưu thông và kinh tế sẽ ngày càng đình trệ.  

Vậy kêu ca cái gì? Kêu cái lồn. Im đi mà tận hưởng. 

Nguyên tắc "Bất hồi tố" bằng miệng và được đảm bảo ở cấp thượng tầng sẽ vẫn được áp dụng. Đó hầu như là giải pháp khả dĩ nhất lúc này. Minh bạch sẽ có lộ trình cụ thể và là câu chuyện của tương lai.  

Hãy yên tâm các bạn quan chức và mafia yêu quý. Hãy cứ tự nhiên trên thiên đường này, không nghe chị Mượt thì nghe ai, phỏng các cô?

MAI MỐI NGƯỜI GIỜI

“Trong một thế giới điên khùng, liệu ai sẽ cho ta là kẻ bình thường”  

Thưa TS Do Xuan Tho. Em xin phép được gọi là anh Thọ.  

Em là Mượt, người từng giờ từng phút dõi theo và đón nhận những phát ngôn bất hủ của anh về vận mệnh dân tộc, vận mệnh đất nước cũng như sự sinh tồn của nhân loại. Thậm chí em đã khóc khi đọc những lời ẩn í anh gửi gắm phảng phất trong tiếng than vãn về bạc tiền.    

Những lời anh nói sẽ chẳng khó hiểu nếu ta nhìn thấu quy luật của vũ trụ. Cát bụi rồi sẽ trở về cát bụi. Cái để lại trên thế gian này cuối cùng chỉ còn lại tư tưởng. Tư tưởng có thể là sai, là điên rồ tại thời điểm này, nhưng cũng có thể là học thuyết mà ảnh hưởng của nó sẽ được ngàn năm sau minh chứng. Và nó cũng có thể chỉ là gió thoảng mây bay, nhưng lại cũng có thể là niềm tự hào vĩnh cửu của nhân loại trong tương lai.  

Tương lai huy hoàng phải được xây bằng sự chân thực của lịch sử, liệu ta có thể nói về tương lai khi chưa hiểu về quá khứ? Những điều dự đoán về hiện tại và tương lai sẽ chẳng có í nghĩa gì nếu quá khứ chỉ là những điều khoác lác.   

Sống ở đời cần một tri kỉ, để hiểu ta, bù đắp thiếu hụt của ta, nghe ta tâm tình. Anh là biểu tượng của tương lai nhưng anh lại thiếu hụt nhiều điều về quá khứ.   

Khắp thế gian này ai có thể bù đắp cho anh? Nhà nghiên cứu lịch sử ư? Nhảm nhí, đó chỉ là công cụ xây dựng lên những tượng đài. Nhà văn hóa ư? Đó chỉ là những kẻ vờn hoa bắt bướm trong ngôi đền kí ức.  

Tri kỉ của anh, người anh cần không thể là người thường, cũng không thể là ảo ảnh thần thoại, đó chỉ có thể là người thực nhưng lại được “chiều thứ 4” của không gian và thời gian tạo thành.  

Em giới thiệu với anh người duy nhất như thế trên cõi đời hoan lạc nhớp nhúa này: Ông Đặng Lê Nguyên Vũ.  

Hoàn cảnh của anh và ông Vũ có thể khác nhau nhưng khắp thế gian hiếm có hai người tư tưởng lớn lại song hành với nhau đến vậy.  

Ông Vũ, người vừa vượt qua 7 x 7 = 49 ngày tuyệt thực để ngộ ra những điều không tưởng về quá khứ vị lai. Hiện tại, có thể ông đang ôm ấp những bí ẩn kinh hồn về cõi nhân gian.   

Hi vọng, qua gợi í của em, anh và tri kỉ có thể bù đắp những khiếm khuyết cho nhau để thay đổi, sắp xếp lại vũ trụ đảo điên này. 

Huhu. 

Kính anh.
Mượt 

PHIẾM VỀ CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC 28 Tháng 2 2014 lúc 23:17

Cuộc tranh cãi điên rồ giữa các con dân Việt về chiến tranh biên giới Việt Trung đã qua đi, chị mới dám mở mõm để nói về nó đôi lời.
Tại sao thời điểm hiện nay, chính quyền Trung - Việt đều không muốn kỉ niệm cấp nhà nước và nhắc đến như một chiến thắng đối với cuộc chiến ngắn ngủi nhưng tàn khốc này? Dĩ nhiên, chẳng có chính quyền nào hèn nhát cả, nếu nói chính quyền Việt Nam hèn nhát hoặc các nhà lãnh đạo vì lợi ích cá nhân nên không dám nhắc tới thì phải đặt câu hỏi tại sao chính quyền Trung Quốc cũng hành xử như vậy. 

Trong và sau cuộc chiến tranh biên giới 1979, chính quyền hai bên đều huy động tổng lực bộ máy tuyền truyền với mật độ khủng khiếp để chứng minh sự chính nghĩa và chiến thắng của mình trong cuộc chiến, đồng thời chứng minh sự tàn ác của đối phương với nhân dân và chiến sĩ đôi bên. Cần lao bị kích động tột đỉnh để tạo nên sự hận thù giữa hai dân tộc.. 

Hào quang chiến thắng qua đi, đất nước bị cộng đồng quốc tế cô lập, đối mặt với vô vàn khó khăn trong nước mà vẫn phải duy trì thường trực bộ máy chiến tranh ở biên giới, các nhà lãnh đạo hai bên mới chợt nhận ra, họ đều là những người chiến thắng nhưng đó chỉ là “chiến thắng theo kiểu Pyrros”. Tức là thắng lợi đó cuối cùng chỉ dẫn đến thất bại mà thôi.  

Chiến thắng kiểu Pyrros là thế nào? Địt mẹ, Gúc đi đừng lười.   

Câu nói nổi tiếng của Danh tướng lừng danh Hy Lạp cổ đại Pyrros là “Thêm một trận thắng như vậy sẽ kết liễu sự nghiệp của Ta”  

Vấn đề này nói nhiều thành nhảm, chị chỉ nói đến đây thôi. Các cô thôi ngay trò xỉ vả nhau và kích động hận thù dân tộc đi. Hãy tìm hiểu về quá khứ nhưng với một tâm trí khách quan.   

Đất nước này đã quá nhiều anh hùng rồi các cô ạ.  

Chị đi bú li sữa cho đẹp da đã. 

Viết thêm: 

Chị đang nghiên cứu để phân hóa bè lũ tư bản qua việc phân tích chính quyền Vương Quốc Anh quyết định chi hơn 50 triệu Eli-zabet cho việc kỉ niệm 100 năm ngày bùng nổ chiến tranh thế giới thứ I (1914-2014).  

Mặc dù các khoản chi này không phải dùng để kỉ niệm CHIẾN THẮNG mà chủ yếu để giúp học sinh hiểu biết về lịch sử, đồng thời tu bổ các tượng đài, nghĩa trang của các chiến sĩ đã hi sinh trong Thế chiến. Nhưng chính phủ Đức đã ngay lập tức cử đặc phái viên đến để phản đối việc này, Đức lo sợ việc tưởng niệm hoành tráng sẽ dấy lên tình trạng căm ghét người Đức ở Châu Âu.  

Đó hầu như là một tội ác. 


Chị sẽ viết sau. Tộ sư. Dức hết cả đầu. Hehe.

PHIẾM VỀ CẦU LONG BIÊN

Việc bảo tồn cây cầu Long Biên như một chứng tích lịch sử là điều không thể bàn cãi. Không thể viện cớ thiếu kinh phí đền bù giải tỏa xây cầu mới mà phá bỏ đi cây cầu này. Cầu mới có thể xây sau chứ cầu cũ không thể dựng lại.   

Thậm chí xuống cấp đến độ không còn giá trị sử dụng như một cây cầu thì nó vẫn còn vô vàn những công năng khác. Đơn giản, cầu Long Biên đã trở thành một biểu tượng của Hà Nội. Đó là lịch sử, ai có thể viết lại được lịch sử đây?  

Tại Florence, Italia có cây cầu Ponte Vecchio được xây bằng đá từ thời La Mã. Cầu không có xe cộ chạy qua lại, chỉ có hai dãy nhà vắt ngang qua sông Arno. Cầu bây giờ được sử dụng như là một phố mua sắm đi bộ và ngắm cảnh. Nó trở thành một phần của thành phố, người ta quan niệm, nếu chưa đến cây cầu này thì coi như chưa đến Florence, Italia.  

Tuy nhiên, cái cách mà những người bảo vệ cây cầu Long Biên lên tiếng hầu như là chưa xứng với tầm vóc và những giá trị lịch sử của nó. Cách gắn cây cầu với những sự kiện chính trị, với những cuộc chiến đẫm máu khiến nó mất đi giá trị trong mắt người dân. Đó đơn thuần là chính trị.  

Cây cầu trăm năm qua đã chứng kiến những cuộc mưu sinh của triệu mảnh đời khốn khổ, những kỉ niệm cá nhân của nhiều thế hệ người Hà Nội vun đắp thành những giá trị không gì thay thế được. Thể chế có thể thay đổi, chính trị có thể xoay vần nhưng Cầu Long Biên là vĩnh cửu vì nó đã là một phần máu thịt và kí ức của nhân dân. Và chỉ có nhân dân mới đủ sức để bảo tồn nó cho các thế hệ mai sau.   

Cầu không chỉ là cầu. Cầu còn là lòng dân.  

Đó là lĩ lẽ vững chắc nhất để bảo vệ cây cầu này trước những kẻ đốt đền vô thần, vô đạo, ngu si, dốt nát và tham lam.  

Chị Mượt và những thế hệ cha ông có nhiều kỉ niệm với cây cầu này nên nói chỉ có đúng, cấm cãi.

PHIẾM VỀ BÁO LÁ CẢI

Cần lao nước Nam có đức tính cực kì tốt đẹp là "Uống nước nhớ nguồn". Đấy là mồm các cô tự nhận thế chứ chị biết đéo đâu. Hehe. Để chứng minh điều này chị sẽ kể một chuyện xa xưa nhưng liên quan mật thiết đến đời sống báo chí hiện nay.  

Phú quý sinh lễ nghĩa. Mỗi ngành nghề đều có một ngày được gọi là ngày Giỗ, mĩ miều gọi là ngày truyền thống. Ngày Công an ND, ngày Luật sư, ngày Doanh nhân, ngày Quân đội ND, trong quân đội lại có ngày Bộ đội biên phòng, ngày.....   

Báo chí có ngày "Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6".   

Tuy nhiên, trong làng báo lại có phân biệt chính thống và lá cải. Các báo lá cải mặc dù hoạt động cực kì sôi động, đóng góp thiết thực vào việc nâng cao sự đần độn cho cần lao nhưng lại bị vô thừa nhận trong mắt các nhà quản lí và đồng nghiệp, đó đương nhiên là một thiệt thòi to lớn. Về lí thuyết đã vô thừa nhận thì giỗ nghề cái đéo gì nữa. Phỏng các cô?  

Quay trở về 78 năm trước, ngày 30/8/1936. Trong Tuần báo Ngày Nay, tờ báo nổi tiếng do nhóm Tự Lực Văn Đoàn làm chủ và là một trong những tờ báo hiếm hoi quy tụ hầu hết những cây bút văn chương hàng đầu lúc bấy giờ như Nguyễn Tường Tam - Nhất Linh, Thạch Lam, Thế Lữ, Khái Hưng, Tú Mỡ..... Và nhà văn Hoàng Đạo đã lần đầu tiên đưa ra khái niệm "Báo lá cải" bằng tiếng Việt, ông trích dẫn: đó là "một câu chữ Pháp nhập tịch làng văn Việt Nam".   

Bỏ qua í nghĩa miệt thị của Hoàng Đạo, việc ông đưa ra khái niệm "Báo lá cải" rất mới mẻ thời đó để nói về các tờ báo "không đứng đắn, không có giá trị", xét về mặt từ ngữ, có thể nói rằng ông chính là người khai sinh ra "Báo lá cải" tại Việt Nam, một dạng báo chí có sức sống dai dẳng, mãnh liệt và nở rộ trong đời sống báo chí hôm nay.  

Vậy tại sao các toà soạn báo lá cải, các phóng viên lá cải hiện đang làm tiền trên nó, sung túc trên nó không mạnh dạn lấy nhà văn Hoàng Đạo làm ông tổ, lấy ngày phát ngôn của ông30/8/1936 làm ngày truyền thống, gọi là ngày "Báo chí LÁ CẢI cách mạng Việt Nam" Hehe. Cần đéo gì phải lẫn với ngày của báo chính thống để nhận những lời mỉa mai, những cái liếc xéo của đồng nghiệp.  

Nếu không làm được thế, đức tính "Uống nước nhớ nguồn" của các cô đơn giản chỉ là chót lưỡi đầu môi, lừa bịp thiên hạ mà thôi.   

Chị Mượt nói thì cấm cãi, tộ sư, chỉ có đúng trở lên. Hehe.  

P/S: Chị chỉ nói về khái niệm "lá cải" và không chịu bất cứ trách nhiệm gì khi các cô cố tình đọc, trích dẫn và suy diễn về toàn bài viết "Báo chí tự do" của tác giả Hoàng Đạo.

NGÀI ĐẠI TÁ VÀ ĐỨA CON TỬ TÙ

Đại tá Dương Khắc Thụ thân phụ Dương Chí Dũng trong quá trình làm Giám đốc công an Hải Phòng có để lại 2 sự kiện nổi bật mà dân Hải Phòng gộc vẫn thỉnh thoảng nhắc đến.   

Việc thứ nhất là cùng Bí thư Thành uỷ thời đó là Đoàn Duy Thành chống lại chỉ thị Z30, một chỉ thị mà hậu quả của nó vẫn hiện hữu đến tận bây giờ. Nếu đã biết về chỉ thị này, các cô có thể hiểu tại sao Hà Nội lại nhan nhản những căn nhà phố mặt tiền chỉ trên dưới 2 m, thậm chí 1 m. Trong "Hồi kí Đoàn Duy Thành" có nói khá chi tiết chị hông nhắc đến nữa.   

Việc thứ hai có lẽ ít người biết hơn. Những năm đầu thập kỉ 80 của thế kỉ trước, an ninh Hải Phòng cực kì hỗn loạn bởi các băng nhóm cướp giật. Hải Phòng với thương cảng sầm uất trở thành điểm đến của những tên cướp liều lĩnh và tàn bạo. Cướp giết hiếp kinh người.   

Cặp bài trùng Thành - Thụ giám đốc CATP rất đau đầu vì tình trạng này. Để dằn mặt những tên cướp hung hãn, Thụ bàn với Thành xin phép được làm điểm một vụ. Các cô biết việc gì hông?  

Tử hình công khai các cô ạ. Bắn vào ban ngày. Tại Quảng trường Nhà hát nhân dân thành phố luôn. Địt mẹ, vãi đái chưa.   

Thành - Thụ cho thông báo trước hàng tuần để toàn dân biết ngày giờ xử tử một tên côn đồ hung hãn khét tiếng thời đó, tên gì chị quên mẹ.   

Ngày xử, hàng vạn dân Phòng và hầu hết lưu manh trộm cướp chen chúc đến xem. Quảng trường Nhà hát TP Hải phòng mênh mông không chừa một chỗ trống.  

Nhìn tên lưu manh chân không đi vững phải có người dìu, bị buộc vào cột, đội thi hành án đứng nghiêm trang giơ súng bóp cò, rồi một sĩ quan rút súng lục kê thái dương tử tù đòm phát cuối, óc máu bắn tung toé, địt mẹ, dân tình hả hê, lưu manh Phòng cứt đái tuôn như suối. Sau vụ này, an ninh Phòng yên bình hẳn. Dĩ nhiên Đại tá Thụ cực kì vui mừng và hãnh diện.   

30 năm sau, vật đổi sao dời, Đại tá Thụ nằm mơ cũng không thể hình dung được ngày hôm nay, người con trai cả của mình lại bị VKS đề nghị án tử hình, trở thành nhân vật làm điểm cho thế hệ tội phạm mới, tinh vi hơn, nhẫn tâm hơn - Tội phạm Tham nhũng.    

Đúng là cuộc đời LẤN biết đường nào mà ĐÈO.

CUỒNG DÂM

Trước khi biên status này, chị xin lỗi những bạn nào trong FL của chị đã từng làm đĩ. 
Nhân bài báo Kiều nữ cưỡng dâm một lái xe taxi 30 nháy trong 2 ngày, chị kể cho các cô nghe một câu chuyện có thực.  

Cách đây nhiều năm, để lấy tư liệu, chị nhiều lần phải xuống trại phục hồi nhân phẩm Lộc Hà, nơi tập trung các cô gái bị bắt quả tang khi đang bán trôn nuôi miệng.  

Ấn tượng với chị là một cô gái khoảng 27,28 tuổi có gương mặt u buồn nhưng rất đẹp, dù lấp sau bộ quần áo trại giam nhưng cô gái vẫn không giấu được vẻ đài các kiêu sa. Trong mấy năm, chị xuống Lộc Hà ba lần và lần nào cũng gặp cô gái đó. Chị biết ở Lộc Hà không giữ người lâu đến vậy. Chị lạ lắm.  

Hôm đó, nhờ một đệ tử làm quản giáo, chị gọi cô gái vào để hỏi chuyện. Gần một tiếng chuyện trò làm quen, cô gái bắt đầu cởi mở hơn. Từ đây chị sẽ gọi cô gái là Mận.  

Mận tâm sự.  

Mận là người gốc Nam Định, sinh ra trong một gia đình khá giả. Bố mẹ Mận buôn bán nên cũng ít quan tâm đến con cái. Dù vậy, Mận cũng học xong phổ thông và thi đỗ vào một trường Đại học trên Hà Nội.   

Năm thứ nhất trôi qua, những bỡ ngỡ ban đầu được thay thế bằng những buổi vui chơi thâu đêm suốt sáng tại các quán Bar, vũ trường. Chuyện gì đến cũng phải đến, sau khi qua tay vô số thanh niên nghiêm túc Hà thành, Mận trở thành gái điếm lúc nào không biết. Mận rơi vào tay một Tú bà và bị khống chế để tiếp khách.  

Nhan sắc xinh đẹp nên có hôm cao điểm Mận tiếp gần 20 khách. Còn bình thường Mận tiếp không dưới 5-7 khách làng chơi. Gần một năm tiếp khách liên tục như thế trừ những ngày ốm đau kinh nguyệt, Mận gày rạc đi.  

May mắn, trong một lần truy quét, Mận bị công an bắt đưa về trại và sau đó trả về gia đình, thoát khỏi ổ điếm nhơ nhớp chốn thị thành.  

Về nhà một thời gian, bồi dưỡng đầy đủ, Mận lại hồng hào mỡ màng xinh đẹp trở lại. Nhưng cuộc sống buồn tẻ nơi tỉnh lẻ chẳng giữ được chân Mận. Cô lại trốn gia đình lên Hà Nội. Và vòng tròn ăn chơi sa đoạ rồi làm gái lại tiếp diễn. Với sắc đẹp trời cho, khách của Mận nhiều không đếm xuể, nhiều hôm ốm Mận cũng không được nghỉ vì khách chỉ yêu cầu cô tiếp.  

Lần thứ 2 bị bắt khi đang tiếp khách, Mận lại được đưa về Lộc Hà và báo cho gia đình lên bảo lãnh. Bố mẹ Mận dù rất tức giận nhưng vẫn bảo lãnh cho cô về với gia đình. Về nhà, với số tiền tích cóp và sự giúp đỡ của bố mẹ, Mận mở một cửa hàng bán sách ở trung tâm thành phố. Kiếm ăn cũng khá.  

Tiếng cô chủ cửa hàng sách xinh đẹp lan nhanh và lọt vào mắt một kĩ sư trẻ người Hà Nội. Đám cưới gần như được tổ chức ngay sau đó. Giao cửa hàng cho người thân, Mận theo chồng về căn nhà ở một khu đô thị sang trọng bậc nhất Hà Nội lúc bấy giờ. Cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc.  

- Sung sướng thế sao em không biết giữ mà lại để ra nông nỗi này? Chị ngắt lời Mận.  

Cô gái vừa khóc vừa kể tiếp.  

Tháng trăng mật qua đi, với đặc thù công việc, chồng Mận lại phải lên đường đi công tác dài ngày ở các tỉnh. Và cuộc sống Mận bắt đầu đảo lộn.  

Những tháng ngày làm gái mặc dù không bị bệnh tật gì nhưng Mận lại bị mắc một căn bệnh kì lạ. Bệnh thèm quan hệ tình dục. Mới lấy nhau, vợ chồng quấn với nhau gần như suốt ngày đêm càng làm Mận thêm thèm muốn. Có lẽ những ngày tháng tiếp khách liên tục tạo cho cơ thể Mận một thói quen, hay chính xác hơn là những cơn nghiện. Khi không được quan hệ, người Mận bứt rứt như kiến bò trong xương tuỷ, đầu óc mụ mẫm chỉ nghĩ đến làm tình.  

Chồng đi vắng, Mận gần như phát cuồng, cô dội nước vào người khi trời lạnh buốt, thủ dâm bằng tay, cào cấu đến rách cả da thịt, làm đủ mọi cách... vẫn không hết cơn vật vã. Trong cơn điên loạn, cô chạy ra khỏi nhà và đi thẳng đến ổ điếm quen biết ngày xưa xin làm thêm. Dĩ nhiên, cô được nhận ngay lập tức.   

Định mệnh trớ trêu, ngay người khách đầu tiên cô tiếp thì bị bắt, hoá ra chuyên án phá ổ điếm này đã được lên kế hoạch khá lâu, và người khách cô tiếp chính là một cảnh sát giả trang. Lần thứ 3, cô bị bắt.   

- Em mất hết rồi, gia đình chồng con, bố mẹ. Không ai chấp nhận kẻ như em, em chỉ là một con điếm. Mận khóc.   

Chị không dám hỏi nhiều về những đối xử của gia đình chồng, bố mẹ Mận vì sợ xát thêm muối vào nỗi đau của Mận. Chị chỉ hỏi Mận căn bệnh thèm làm tình kia đã dứt chưa thì được cho biết, bằng phương pháp thiền do một số bạn cùng cảnh ngộ, cùng căn bệnh hướng dẫn nên cũng áp chế được mỗi khi thèm muốn.    

Chị cũng được biết thêm, hầu như gái làm tiền đều mắc căn bệnh này, đó là nguyên nhân của việc rất nhiều cô tái phạm chứ không hẳn vì lí do kinh tế.   

Chuyện sau này còn nhiều tình tiết nữa nhưng nằm ngoài vấn đề chị nêu ở đầu nên chị không kể nữa. Nhưng bây giờ, mỗi lần nghe những chuyện cuồng dâm xảy ra ở đâu đó, chị lại nghĩ: 

Đó là BI KỊCH chứ không phải HÀI KỊCH các cô ạ.  

Cười cười cái lồn í.

THƯ MẸ GỬI CON GÁI

Sapa. Ngày 17 tháng 12 năm 2013. 

Con yêu, Sapa rét mướt, tuyết phủ trắng trời nhưng lòng mẹ thật ấm áp khi nhận được thư con qua báo Thanh Niên. Con của mẹ đã lớn khôn, biết suy nghĩ, biết điều hay lẽ phải và trên hết mẹ biết tình yêu của con dành cho mẹ lớn lao hơn tất cả những thứ trên đời này. Đọc thư con, mẹ không cầm được nước mắt, chắc hẳn con sẽ chịu nhiều lời đàm tiếu của dư luận khi dành tình yêu thương cho mẹ.   

Đừng bận tâm con yêu. Mẹ hiểu và yêu con là được.  

Con yêu, con đã đi quá lâu để có thể nhớ là nhà mình không còn nuôi trâu nữa, trên này gia đình chúng ta sống bằng cung cấp dịch vụ cho khách du lịch. Trâu nếu có cũng dành cho du lịch. Sapa là vùng đất du lịch chứ không phải vùng chăn nuôi con yêu ạ.  

Lá thư của con đã gợi cho mẹ một í rất hay. Mẹ và các anh con đã xuống xuôi mua trâu lên bịt mũi cho đến chết rồi để trước nhà giả vờ là trâu của nhà chết rét, khách du lịch họ thương cảm nên đổ xô vào mua với giá khá hời, có người đã khóc con ạ. Chúng thật đáng thương và ngu ngốc khi nghĩ trâu có thể chết rét được, chắc chúng chẳng bao giờ nghe thấy câu "khỏe như trâu" con ạ. Mẹ bán được 5 con rồi. Lãi gấp 3 con ạ. Mẹ ước gì trời cứ mưa tuyết thật nhiều. Đừng lo lắng con gái yêu nhé.  

Tuyết rơi là hiện tượng hiếm có nên khách du lịch lên đây đông lắm, các khách sạn kín hết nên họ phải vào nhà dân thuê trọ. Con có nhớ nhà kho hồi bé con hay vào chơi trốn tìm không? Mẹ đã dọn sạch và cho thuê với giá dăm bảy trăm nghìn một người, mẹ thương họ không có chỗ ngủ nên lấy rẻ đấy, bằng khách sạn gì cao cao 4 sao dưới Hà Nội gần trường con học thôi. Hàng xóm họ lấy cả triệu một người mà vẫn phải xếp hàng con yêu ạ. Mẹ sống lấy đức để cho con cái chứ không như lũ hàng xóm bất nhân đâu.  

May mắn có dịp này nên mẹ sẽ có tiền gửi xuống mua aibát và aiphôn5 cho con học tập như con yêu cầu bấy lâu nay. Cố gắng học tập con nhé.  

Thôi, mẹ kể sơ thế để con yên tâm học hành, mẹ và các anh con phải xuống gần Hà Nội mua trâu và mua rau lên bán cho lũ khách du lịch ngu ngốc đây. Học hành là cần thiết nhưng nếu được nghỉ thì đừng đi chơi với lũ bạn trai, cố bớt chút thời gian về thăm mẹ nhé, mấy năm không về rồi. Mẹ rất nhớ con.  

Nếu sắp tới được chia tiền khách du lịch quyên góp ủng hộ bản mình vụ mưa tuyết này, mẹ sẽ đổi cho con chiếc xe ga để con bằng bạn bằng bè dưới đó. Tiền mẹ sẽ chuyển cho con qua tài khoản con thường dùng nhé. 

Mẹ yêu con.

P/S: Mẹ đã nhận được ảnh của con gửi về, mẹ thương con quá, không có chiếc áo tử tế nào mặc hả con? hở hết cả ti ra thế. Khổ thân.

PHIẾM VỀ PHÁT HÀNH BÁO CHÍ (PHẦN III)

Trước khi tiếp tục phần II, chị phải nói rõ, bản thân chị đang là nhân viên giao báo nên chị tập trung chém gió mảng phân phối, phát hành. Các vấn đề về chất lượng nội dung, đạo đức báo chí, thể chế hay cái bỏ mẹ gì đấy không thuộc phạm vi hiểu biết của chị nên dí lồn nói ở đây. Cô nào hiểu sai chị sẽ cho 1 điểm, về chỗ. Hehe.

Cách đây vài năm thôi, danh sách đặt báo của chị vào khoảng 40 tờ. Còn bây giờ, Nhân dân, Quân đội, Lao động và một số ít tạp chí chuyên môn là còn nằm lại trong danh sách đặt báo hàng tháng.  

Chất lượng báo kém đi chăng? Không phải, báo giấy đọc vẫn mang rất nhiều thông tin bổ ích cho chị. Bổ ích thế nào thì chị đéo nói đâu. Hehe. 

Kinh tế suy giảm ư? Giá trị của tri thức thì đừng nói đến tiền bạc, đó là sự xúc phạm đến nhân loại. Ăn có thể thiếu nhưng tri thức thì không thể thiếu các cô ạ. Chân lí đấy.  

Do báo điện tử chăng? Một phần nhưng không phải nguyên nhân chính. Nhìn xu hướng báo chí thế giới và bản thân chị, Báo điện tử chưa và sẽ không bao giờ thay thế được báo giấy. Chị sure điều này với các cô.   

Vậy điều gì khiến chị quay lưng lại với những tờ báo mà chị vốn yêu mến?  

Dẫn chứng từ bản tự công bố của Tuổi trẻ, trong tổng số 4-500.000 bản phát hành hàng ngày thì khách hàng đặt mua dài hạn vào khoảng 100.000 bản / số còn lại được phân phối theo đường "cắp nách". Các cô phải trừ hao con số trong bài viết của chị đi nha, vì nổ là bản tính tự nhiên của người Việt, chị lạ đéo gì.   

Các báo thị trường khác thì tỉ lệ bạn đọc đặt dài hạn so với "cắp nách" còn thảm hại hơn. Thậm chí có báo hoàn toàn phụ thuộc vào đội quân "cắp nách". Chị nghĩ quẩn, khéo các báo lại là những người mong xã hội nhiều kẻ bán hàng rong nhất í chứ. Điển hình gần đây, khá nhiều báo lôi phạm trù đạo đức, một vùng cấm của người Việt để lên tiếng bảo vệ quyền được kinh doanh vỉa hè, đánh giầy, hàng rong vốn chỉ dành cho dân nghèo tại các đô thị lớn trên cả nước.  

Các báo hiện nay phát hành đến bạn đọc đặt mua dài hạn thường thông qua các công ty phát hành như Phát hành báo chí TW, một số công ty tư nhân. Các báo đều có bộ phận phát hành nhưng chủ yếu là để giao dịch với các công ty phân phối. Mấu chốt nằm ở đây.  

Chị đã từ trạng thái phát điên đến chán nản vãi cả lồn khi liên tục nhận được báo của ngày hôm trước, còn báo hoặc tạp chí tuần thì chậm dăm ngày so với ngày ra báo là chuyện quá bình thường, thậm chí cuối tuần chị được đơn vị phát hành đến đưa gộp 1 tập báo của tuần trước đó. Khiếu nại bằng điện thoại thì chỉ nhận được những lời ngon ngọt ngoại giao và dĩ nhiên đéo thay đổi. Chị chắc không ít người rơi vào tình trạng này.   

Ấy nhưng Nhân dân, Quân đội, Lao động lại khá chuẩn về thời gian giao báo. Sáng đến cơ quan, chị luôn thấy mấy tờ báo này nằm trên bàn, chị lạ lắm. Cùng đặt một chỗ nhưng các báo này hình như luôn được ưu tiên, các cơ quan báo chí khác có lẽ phải làm việc lại với các công ty phát hành để tìm hiểu sự việc này.  

Và khi các báo không quan tâm đến những khách hàng đặt báo dài hạn như chị thì chả trách được khi chị bỏ tờ báo đó ra ngoài danh sách đặt hàng tháng. Dĩ nhiên đối với 1 tờ báo, chị quan trọng đéo gì, mua mỗi 1 tờ yêu sách cái lồn, Hehe. Chị sin chia buồn bởi hàng vạn bạn đọc cũng chẳng ai đọc 2 tờ một lúc cả.  

Chị đi bú li sữa cho đẹp da đã, phần III chị sẽ nói về phát hành của khoai Tây, và một số giải pháp thúc đẩy thị trường do chị tưởng tượng ra dưới con mắt và nhu cầu của bạn đọc. Hehe. Và dĩ nhiên không thể thiếu khái niệm độc quyền Việt Nam "ẤN HÀNH"

PHIẾM VỀ PHÁT HÀNH BÁO CHÍ (PHẦN I)

"Em ơi, bán cho chị tờ Thanh Niên, Tuổi trẻ. 12 nghìn chị ạ. Con mặt lồn, bịp chị à. Lượn mẹ mày đi."  

Có lẽ các quan báo, phóng viên của các tờ báo in cũng không tưởng tượng được mình mất độc giả bằng lí do rất vớ vẩn này.  

Họ đang bận đổ lỗi cho cơ chế, đổ lỗi cho nhau, cho dân trí thấp, đổ lỗi cho sự thống trị của internet và sự lên ngôi của báo lá cải điện tử. Sang trọng hơn, họ nhìn ra bên ngoài và thở dài chép miệng, thế giới còn giảm nữa là mình.  

Ở Việt Nam, báo in có lượng phát hành mạnh nhất là Tuổi trẻ, cao điểm nhất vào khoảng 500.000 bản/ kì. Dĩ nhiên chị đéo tin lắm bởi đó chỉ là con số họ tự công bố. Nhưng đó cũng là đỉnh núi cao vời vợi mà bất kì tờ báo nào ở Việt Nam cũng mong muốn chinh phục. Và ước mơ đó càng ngày càng lùi xa, thậm chí ngay với cả Tuổi trẻ.  

Ngó nghiêng một chút ra bên ngoài.  

Tại Anh quốc, The Sun, tờ báo in bán chạy nhất cao điểm đạt gần 3 triệu bản/ ngày. Tờ lìu tìu nhất trong Top 10 là The Daily Record cũng đạt khoảng gần 300.000 bản/ ngày. Nên nhớ dân số Anh chỉ 53 triệu mạng thôi nha.    

Tại Sing, quốc gia có dân số hơn 5 trẹo mạng, tờ báo in bán chạy nhất đạt khoảng 200.000 bản, hom hem ốm yếu nhất trong tốp 10 là tờ bỏ mẹ gì đấy cũng đạt 30k bản, ước mơ của vô số tờ báo Việt.  

Với dân số 90 trẹo bần nông trốc mép, gần gấp đôi dân số Anh quốc, gấp 20 lần Sing, đã bao giờ các cô nghĩ rằng, lượng phát hành báo thậm chí còn chưa đủ để gói xôi, bọc hoa cúng chứ đừng nói đến phục vụ bạn đọc hay chưa?  

Dĩ nhiên, đéo riêng chị băn khoăn, hàng ngàn quan báo ăn lương cũng mất ăn mất ngủ vì điều này. Vậy đâu là mấu chốt? Địt mẹ, Hỏi chị chị hỏi ai. Hehe.  

Quay trở lại việc mua báo Tuổi trẻ và Thanh Niên. Hiện nay, các báo thị trường có lượng phát hành "lớn" thường tự hào về việc được đội quân "cắp nách" ngày đêm len lỏi hang cùng ngõ hẻm bán từng tờ báo đến tay bạn đọc. Báo nào không được "bọn cắp nách" lựa chọn thì lượng in ra hầu như là để lấy số cho đẹp mời quảng cáo và mang ... vứt.  

Và bi kịch ở chỗ này, lực lượng "cắp nách" toàn quyền quyết định giá bán báo. Giá bìa tờ Tuổi trẻ và Thanh Niên hàng ngày là 3.700 đồng nhưng mua ở quán cà phê ít nhất cũng phải là 5000 đ. Tiền không phải vấn đề nhưng khách hàng luôn cảm thấy mình như bị chèn ép. Các toà soạn không biết, hoặc cố tình không biết, vận mệnh của tờ báo vô tình nằm trong tay các nhà thương mại có thói quen cực xấu. Thói quen gì vậy? Đó là thói tham như nông dân chứ còn đéo gì nữa.  

Và khách hàng dần dần sẽ như chị, "cắp nách" cút mẹ mày đi, chị về đọc báo mạng, cho mày ế. Tiên nhân mày.  

Bỏ qua yếu tố chất lượng tin bài, sự bỏ bê khách hàng của tờ báo cho hệ thống phân phối có lẽ cũng là nguyên nhân chính sụt giảm lượng phát hành gần đây của các báo. Không một học thuyết kinh tế nào nói đến việc nhà sản xuất bỏ bê sản phẩm của mình cho nhà phân phối chủ động giá bán và quyết định thị trường mà lớn mạnh được.  

Lại quay trở lại nước Anh và Sing, địt mẹ, quay như chóng chóng làm chị hoa hết cả mắt.  

Chị đã từng lê la khắp Châu Âu, Châu Á và nhận ra, tìm mua một tờ báo là điều bất khả. Vậy tại sao lượng phát hành các tờ báo của họ lại lớn đến như vậy? Bí quyết gì?  

Xin mời đọc phần II. Chị đi đánh phứn kẻ chưn mày tí đã.

CHỬI NHAU VỚI BỌN ĐẠO ĐỨC GIẢ

Một xã hội phát triển bình thường là một xã hội luôn có sự phân công lao động một cách hợp lí.  

Ở Việt Nam, sự phân công lao động không dựa trên chuyên môn, sự phù hợp mà dựa vào quan hệ, vào tư duy thấy "người ta ăn khoai mình cũng vác mai đi đào". Có thể thấy xã hội này nó lộn xộn đến mức nào. Các cô đừng kêu la, bởi chính các cô là nguyên nhân chứ không phải nạn nhân của đống bầy nhầy đấy.  

Một xã hội mà nông dân đứng trên bục giảng dạy cách làm tiền cho các giáo sư kinh tế, kẻ tham nhũng rao giảng đạo đức làm người, thợ hàn dạy cách viết văn, lưu manh làm hành pháp, kẻ biến thái dạy cách yêu thương, yêu quái đi làm bảo mẫu ... và lái xe, sinh viên gày tóp đít đi làm ông già Noel với lí do miếng ăn mà được coi là bình thường thì hẳn đó là một xã hội vận hành với những điều vô giá trị.  

Dĩ nhiên vì miếng cơm manh áo, các cô phải làm tất cả những điều có thể để kiếm thứ tọng vào mõm mà ít có sự lựa chọn. Tất cả các việc lương thiện để kiếm miếng ăn đều đáng trân trọng. Nhưng nhiều việc các cô không thể lấy mục đích để biện minh cho phương tiện. Các cô hãy nhìn và cảm nhận một thí sinh trong chương trình "Thần tượng" quỳ lạy ban giám khảo cho đi tiếp trước hàng triệu khán giả xem truyền hình trực tiếp thì mới hiểu cái xã hội này nó sản sinh ra những thứ quái thai thế nào. Hãy lựa chọn công việc phù hợp và biết từ chối những việc không hợp với mình, đó mới là chuẩn mực và tư cách.  

Quay trở lại chuyện ông già Noel trong status trước của chị, với một số cô, đó là những người lao động chỉ vì miếng cơm, là thân phận làm thuê mà phải làm những việc như thế, chẳng thể đòi hỏi hơn vì như thế cũng là cố gắng lắm rồi. Hãy thương họ hơn là chỉ trích họ.  

Địt mẹ, các cô thật là nhân ái.  

Vì miếng cơm của bản thân mà các cô chả coi giấc mơ, niềm vui của những đứa trẻ là cái đít gì, tất cả những điều được coi là tốt đẹp đều thua miếng ăn của các cô, kệ mẹ cái xã hội này nó dẫn đến đâu. Với tầm nhìn, văn hoá của các cô, ông già Noel tốt bụng huyền thoại chỉ là thằng xe ôm đưa quà không hơn không kém.  

Bi kịch hơn, đây lại là tầm nhìn của những kẻ được coi là có ăn học. Tầm nhìn đéo quá miệng bát cơm thì bảo sao cái xã hội này đầy rẫy lũ người hèn hạ, ích kỉ, tự ti, độc ác và bỉ ổi.  

Ấy thế nhưng khi động vào các cô xem, các cô chả giãy đành đạch như đỉa phải vôi, tự ái và nhân cách của các cô cao tót vời như thể các cô là vàng là ngọc. Nữ hoàng, quân vương cũng chẳng sánh bằng.  

Khiếp. Chị dí lồn vào nhân cách, lòng nhân ái của các cô. Địt mẹ lũ rởm rít, tưởng chuyện gì đứng về phía người nghèo cũng là hay phỏng.

PHIẾM VỀ TIỆC TẾT

Tết. Tổ sư lại Tết. Một trong những hủ tục man rợ, bẩn thỉu, tốn kém, lãng phí và khiến các bà các cô khiếp hãi bậc nhất là đớp. Đớp chứ không phải bất cứ gì khác các cô ạ.  

Một dân tộc đói khát hàng ngàn năm lấy tiêu chí "mâm cao cỗ đầy" để đo đẳng cấp gia tộc là điều dễ hiểu. Nhưng cứ diễn ra hết năm này đến năm khác như thế này liệu có còn hợp lí. Các cô sắp chết đói à mà cứ bày hàng đống cỗ bàn ra thế?  

Chị thậm chí chỉ ngửi thôi đã phát buồn nôn mỗi khi bày mâm cơm ngày Tết. Gà bày ra rồi lại cất vào, nem rán đi rán lại, thịt thà măng miến đổ đi nguyên bát, có chăng khách khứa chỉ động đũa gắp củ dưa hành, cọng rau xanh, uống dăm ba chén rượu nhạt. Địt mẹ, chỉ khổ các bà các mẹ dọn rửa đống bát đĩa mỗi khi tiệc tàn. 

Chủ nhà vất vả, khách khứa kinh hoàng. Vậy tại sao các cô cứ làm khổ nhau mà không mạnh dạn thay đổi thực đơn. Các cô bị giời đày à? 

Thôi thì theo phong tục, làm mâm cơm cúng giao thừa, mâm cơm ngày hoá vàng cho ông bà ông vải là đủ. Còn những ngày khác các cô thử theo thực đơn dưới đây của chị xem thế nào nha. 

Khách đến nhà ngày Tết, đến bữa các cô bày biện một ít thịt nguội, một chút dăm bông, thịt xông khói, nếu cầu kì thì làm vài xiên thịt nướng, sang trọng hơn có thể thêm hộp trứng cá tầm, vài lát bánh mì, hộp dưa chuột bao tử chống ngấy. Không thể thiếu chai vang hảo hạng hoặc chai rượu mạnh tuỳ khẩu vị. Lếu có điều kiện, các cô đốt một chút hương trầm, mùi trầm phảng phất sẽ khiến chủ và khách thêm thư thái và gần gũi hơn. Không khí Tết là đấy chứ đâu. 

Các cô đã có một bữa tiệc Tết đãi khách nhẹ nhàng, sang trọng và đầm ấm.  

Tết nên dành thời gian nghỉ ngơi, thăm hỏi bà con bạn bè, cho lũ trẻ thoải mái nô đùa hơn là dành quá nhiều thời gian chuẩn bị những bữa đại tiệc mà ai cũng kinh sợ. Phỏng ạ. 

Địt mẹ, Tết với nhất. Hehe.