Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

VĂN MINH CÁI TIÊN SƯ


Viết xong đoạn này, Gúc lại thì thấy đéo phải nhà báo lừng danh OSIN Huy Đức phát ngôn, mà hình như là lời của một con Dương Hoài Linh mặt lồn vô danh tiểu tốt nào đó. Mất công quá đy. Hehe. (Hình minh hoạ nằm dưới comment đầu tiên)
Trích "Tao không nghĩ nước mày đánh thắng mấy đế quốc to, tao nghĩ nước mày đã đuổi đi những nền văn minh của nhân loại. Một người bạn Hàn Quốc đã nói với tôi (DHL)"
Trong thời kì chiến tranh Việt Nam 1954-1975, quân đồng minh của Mỹ là Nam Triều Tiên đã gửi tổng cộng 300.000 lính tới Việt Nam với danh nghĩa "sự tự vệ của tự do trước xâm lược của chủ nghĩa cộng sản".
Lịch sử giai đoạn này mặc dù vẫn nằm trong các hồ sơ mật và bị các bên tham chiến làm méo mó, nhưng vẫn không thể phủ nhận sự tàn ác kinh tởm của đội quân đánh thuê Nam Triều Tiên biệt danh ROK với nhân dân Việt Nam.
Đầu tiên phải kể đến vụ thảm sát chấn động Bình Hoà vào tháng 12 năm 1966. Sử Việt ghi, lính Nam Triều Tiên đã thẳng tay tàn sát 430 thường dân, trong đó có hơn 200 phụ nữ, hơn 100 thiếu nhi tại năm địa điểm buồng đất nhà ông Trắp, hố bom Truông Đình, Dốc Rừng, Đồng Chồi Giữa, đám ruộng giếng xóm Cầu.
Ngày 26/ 2/1966 đã đi vào lịch sử của xã Bình An, tỉnh Bình Định như là một ngày đẫm máu nhất với sự kiện thảm khốc diễn ra tại thôn An Vinh. Lính Đại Hàn bằng những hành động tàn bạo nhất đã cướp đi mạng sống của 380 sinh mạng người Việt. Chúng hãm hiếp và giết chết phụ nữ bằng cách dùng lưỡi lê đâm vào cửa mình, thiêu sống những đứa trẻ đang co rúm khóc thét vì sợ hãi trên ngọn lửa hung tàn.
Tháng Giêng năm Mậu Thân 1968, tại một ngôi làng nhỏ mang cái tên hiền lành Hà My ven biển Quảng Nam, toàn bộ dân làng còn lại đã bị giết chết một cách tàn nhẫn cũng bởi lũ lính hung bạo Nam Triều Tiên.
Một tháng sau biến cố Hà My, một cuộc càn quét chung giữa lính Mỹ và Lính Nam Triều Tiên đã gây ra một thảm hoạ chiến tranh tàn khốc tại tỉnh Quảng Ngãi, sau được cả thế giới biết đến với cái tên Thảm sát Mỹ Lai.
Còn nhiều hơn thế những tội ác của những tên lính ngoại bang đối với người Việt Nam trên chính mảnh đất ngàn đời của họ. Tội ác của quân đội Mỹ có lẽ không ai không biết với hàng triệu người Việt đã chết bởi bom đạn Mỹ trong suốt những năm chiến tranh bi tráng này.
Chiến tranh đã đi qua 40 năm, lòng hận thù đã hết nhưng nỗi đau vẫn còn đó, nỗi đau vẫn hiện hữu trên từng nét mặt người Việt Nam. Những đứa con mất cha, những người vợ mất chồng, thậm chí những mái đầu bạc mất con vẫn đang sống trên chính nơi người thân họ đã nằm xuống.
Vậy mà, vẫn nhiều kẻ được cho là tri thức, được cho là cấp tiến, được cho là cả đời ăn lộc của quốc gia, dám đang tâm chà đạp lên những giá trị đó để mưu cầu danh tiếng cho riêng mình.
Các nhà báo dân chủ lừng danh, hãy trả lời cho thân nhân những người đã bỏ thân mình cho tổ quốc khi mượn lời của một người Hàn Quốc để gợi về cuộc chiến tranh đã qua đi này.
Liệu chúng ta có được những nền văn minh đó nếu chúng ta chấp nhận cúi đầu?

VĂN HOÁ LÀ CÁI GÌ?


Chị hay chứng kiến, mỗi khi đứa con ngã, bà mẹ thường vừa lấy tay đánh xuống đất vừa ngoác mõm ra quát "Đánh chừa này, đánh chừa đất này, dám làm con tao ngã, hư này". Đôi khi hành vi đó được lặp lại với những đồ vật cạnh nơi đứa trẻ ngã như cái giường, cái tủ, một món đồ chơi của con trẻ, thậm chí ông nội bà ngoại đứng ở đấy cũng có thể bị đánh vờ vài ba cái. Hành động này tuy đáng yêu nhưng trông ngớ ngẩn đéo chịu.
Và dĩ nhiên, nhiều lần như thế khiến mỗi khi đứa trẻ ngã, nó lại đổ lỗi là do thứ gì đấy chứ chẳng phải do nó bất cẩn. Nét vẽ nguệch ngoạc này được người mẹ tô vào trí não trong veo của đứa trẻ và khiến nó phải mang theo đến cuối đời. Đổ lỗi mỗi khi vấp ngã, đương nhiên là một tật xấu.
Chuyện dẹp sư tử Tàu ở các nơi công cộng hay đền chùa miếu mạo nhân danh dẹp văn hoá ngoại lai cũng chẳng khác gì chuyện trẻ con chị kể trên. Và cũng chẳng ngạc nhiên, cần lao lại ủng hộ nhiệt tình đến thế. Cái nền văn hoá lổn nhổn của Lừa đang cần nơi đổ lỗi để cữu rỗi.
Nhưng thực tế thì sao? Hàng ngày các cô vẫn chúi mũi vào phim chưởng Tàu, sướt mướt hàng đêm với phim tình cảm Hàn xẻng. Nhan nhản nhà cửa, công sở công quyền được xây theo kiến trúc Châu Âu nửa vời, ăn đồ ăn nhanh, dùng dao dĩa, uống rượu Tây, mặc hàng hiệu Âu Mỹ, đi xe Nhật xe Đức.... Chẳng lẽ nhân danh giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc mà dẹp hết đi sao?
Cái thời nhân danh những điều to tát để kì thị những giá trị xưa cũ tưởng đã qua lâu rồi bỗng chốc quay ngoắt trở lại với chiếc áo khoác chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. Các cô thử hình dung cái cảnh hô hào nhau phá hoại đền đài cổ xưa nhân danh phá thành trì phong kiến. Phá hoại tất cả những bức tượng trong đó có phiên bản tượng Nữ Thần tự do nổi tiếng khiến bao người tiếc nuối, xẻ thịt các ngôi biệt thự đẹp đẽ do Pháp xây dựng nhân danh xoá bỏ chế độ thực dân. Phá đình phá chùa, tượng Phật thả trôi sông nhân danh bài trừ mê tín dị đoan... Mới thấy dân tộc này mông muội thế nào.
Sư tử đá, đèn lồng đỏ vốn chẳng phải là cái mới mẻ gì, nó cũng chẳng ảnh hưởng ghê gớm đến nền văn hoá vốn đã đầy rẫy sự vay mượn. Có chăng hành vi nâng cao quan điểm đầy ấu trĩ của lũ quan lại quản lí văn hoá chỉ để vỗ về cần lao và ăn theo cái trào lưu bài Khựa mà thôi.
Càng gào thét trước những thứ nhỏ mọn chúng ta càng lộ rõ sự tự ti trước thời đại toàn cầu hoá, bản sắc văn hoá dân tộc cần nằm trong tư tưởng chứ không phải hô hào toàn dân vứt bỏ những thứ ngoại lai vô giá trị kia.
Văn hoá là cái gì? "Văn hoá là cái lồn" lời của một nhà quản lí văn hoá nghỉ hưu trong lúc trà dư tửu hậu có lẽ đã nói lên tất cả.

TỔ NGÀN LIKE FB


Xưa, nước Tàu, Lưu Quan Trương vì mến mộ võ nghệ của nhau mà kết nghĩa vườn đào làm anh em, nguyện vinh hoa cùng hưởng, gian khổ cùng chia, sau tạo được nghiệp lớn chia ba thiên hạ.
Cũng tích xưa, vua Lê Thánh Tông bởi muốn tôn vinh tình yêu thiên nhiên, tình cảm đôi lứa, mến mộ các vần thơ tình đặc sắc nên tập hợp các nhà thơ lừng danh thiên hạ tạo nên Hội thơ được gọi là Tao đàn Nhị thập Bát tú. Được sử sách ghi danh là những vì sao tinh tú trong thiên hạ thời bấy giờ.
Cận đại, anh em Nhất Linh - Nguyễn Tường Tam, Hoàng Đạo, Thạch Lam cùng những người bạn như Khái Hưng, Thế Lữ, Tú Mỡ, Xuân Diệu, Huy Cận... mến tài văn chương của nhau và cùng căm ghét lũ giặc Pháp xâm lược, chán ngán chính quyền thối nát, đau khổ trước cảnh lầm than của dân chúng dưới chế độ thực dân phong kiến mà lập nên hội văn chương Tự lực Văn đoàn lừng danh thiên hạ. Để lại những áng văn bất hủ cho đời.
Ngày nay, thời đại FB bao trùm đời sống, len lỏi vào từng bữa ăn của cần lao, bạn bè yêu quý nhau đơn giản chỉ qua từng status. Võ, Văn, Thơ người xưa đã nhận, chẳng dám sánh với tiền nhân, thôi thì mấy kẻ hậu sinh Mượt, Cu TríHoàng Hối HậnNguyen Minh (Dai Du) với Cuong NguyenPhan Quang MinhDuong Tieu chỉ dám mến mộ nhau qua từng nhát like của bạn bè mà thành lập ra hội NGÀN LIKE. Âu cũng là có điểm chung.
Hội Ngàn Like dự kiến ra mắt vào tối nay 19/8, mấy anh chị em dù chẳng sinh cùng ngày cùng tháng nhưng nguyện rút dây mạng cùng giờ cùng tháng cùng năm. Tôn chỉ của hội là được cùng nhau chém gió bốc phét ăn nhậu và hi vọng tương lai sẽ tạo dựng được tiếng nói trọng lượng trong thiên hạ, ghi vào sử sách FB.
Hội mong muốn kết nạp thêm thành viên, tiêu chí đơn giản chỉ là có ít nhất 1 status có ngàn like. Kể cả câu view bằng mọi giá. Hội mục tiêu mời Bà Tưng, Lệ Rơi thậm chí cả OBama gia nhập cho thêm phần cao quý. Địt mẹ vãi đái. Hehe.
Đôi lời kính báo.

LỒN ĐÂU - ĐỤ CÁI


Mấy hôm nay bạn bè cứ nháo nhác khoe thơ của em gì mang lích lêm Lồng Làn phố. Chị hem biết thơ em hay không vì chưa đọc. Thơ tình yêu trai gái tuổi mới lớn thì mơ mộng lắm, nhẽ chị hông hợp. Chị thích những bài thơ tình kiểu này của con đỹ mất dạy Hà Cao đệ chị:
Đã lâu rồi ta thôi đối thoại,
hoặc, ra vẻ đối thoại:
“cơm xong chưa?”
“áo đã giặt rồi à”

Đã lâu rồi anh quên tặng quà,
em vẫn phải thơm bằng lọ nước hoa đã cạn hồi năm ngoái.
dường như cứ qua thời con gái.
người ta chả còn gì.

Anh quên rồi bà cô bán hoa ly,
quên cả sở thích của em cuối tuần địu nhau xuống phố.
ta ngồi bên dốc nhỏ,
nhìn về dòng sông đang già.

Anh quên tên những con đường mà ta đã đi qua.
đường anh nắm tay em,
đường anh hôn lên tóc,
cả con đường anh đưa em vào bụi cây thở dốc,
và con đường mà anh thề độc: “nếu hết thương em xe cán anh liền”

Giờ này ta như hai cõi riêng.
em không biết anh đang ở đâu khi tay em chảy máu,
sẽ gọi ai khi trời nổi bão.
hay tìm nhau ở lúc chiều về.

Giờ, chỉ thi thoảng em nghe:
“Lồn đâu? đụ cái!”

HÀNG HIỆU


Cách đây chưa lâu, trước một cuộc hẹn quan trọng, chị vô tình để mấy giọt sữa bắn vào chiếc áo đang mặc, ngại về nhà thay đồ, chị rẽ vào cửa hàng Burberry toạ trong một trung tâm thương mại. Chọn mua một chiếc áo vừa í với giá 19 củ, số tiền không lớn đối với một người thượng liu như chị. Hehe.
Khi thanh toán, nhìn sang bên cạnh, chị thấy một phụ nữ nông thôn chắc là người giúp việc, tay trái bế một đứa trẻ, tay phải cầm bát cháo đang ăn dở ngây người nhìn chị như người hành tinh khác. Thấy chị nhìn lại, người phụ nữ quay đi, miệng quát đứa trẻ "ăn mau không tao tát chết mẹ mày giờ". Tự dưng một cảm giác xấu hổ bất giác lan nhanh khắp người chị. Nhanh chóng lấy đồ, chị chạy như ma đuổi khỏi nơi sang trọng đó.
Nghe thì có vẻ nghịch lí nhưng là sự thực, đó là cảm giác khi mua đồ hàng hiệu trong trung tâm thương mại Tràng Tiền của Hạnh bạn thân chị trước nhiều ánh mắt soi mói của cần lao.
Hôm khai trương Tràng Tiền, chị và một số cô gái sành điệu khác bị chặn lại không cho vào một cửa hàng với lí do, bên trong đang có khách, nếu vào đông nhân viên sẽ không chăm sóc được chu đáo. Chị vui vẻ quay ra và kịp nghe loáng thoáng mấy cô gái nói "Bà dí lồn vào, cứ làm như báu lắm". Cách phục vụ như thế đối với người hiểu biết như chị là bình thường, khi chị có nhu cầu, việc được tư vấn cặn kẽ về sản phẩm là điều cần thiết. Nhưng với người đi xem, đó hầu như là sự xúc phạm. Địt mẹ. Xúc phạm nặng nề.
Tràng Tiền Plaza đóng cửa để cấu trúc lại các cửa hàng nhằm phục vụ cho nhiều tầng lớp thị dân theo chị là điều đáng tiếc. Xã hội ngày càng phát triển, khoảng cách giàu nghèo ngày càng cách xa khiến tiêu dùng cũng biến đổi. Nhu cầu sử dụng thứ gọi là hàng hiệu là một nhu cầu có thực và đầy tiềm năng, nên nhớ, dù khủng hoảng kinh tế thì tiền vẫn không mất đi, nó chỉ chuyển từ túi người này sang túi người khác. Có chăng các nhà kinh doanh hàng hiệu không bám được nhu cầu của những nhà giàu mới mà thôi.
Vài năm trước, chị lang thang nhiều ngày tại Đại lộ Champs Elysées, Đại lộ Montaigne ở Paris, nơi tập trung hầu hết các thương hiệu thời trang danh tiếng thế giới hàng trăm năm nay để tìm hiểu về cách bảo vệ của họ trước sự xâm lăng của các cửa hàng bình dân. Họ thậm chí còn lập ra Uỷ ban riêng của Đại lộ để đặt ra các tiêu chuẩn kinh doanh tại đó. Mặc dù không cản nổi sự xâm lăng của hàng bình dân nhưng rõ ràng họ đã hạn chế tối đa được việc đó. Trong mắt giới thượng liu, Đại lộ Champs Elysées và Montaigne vẫn là điểm đến mỗi khi có nhu cầu.
Chục năm trước đây, đến London, giới sành điệu không thể không rẽ qua Đường Oxford, nơi mua sắm cao cấp nhất tại Anh Quốc. Nhưng giờ đây, khi có quá nhiều nhãn hàng mới không danh tiếng, nó không còn là điểm đến hấp dẫn của giới thượng liu nữa, con đường trở thành điểm du lịch mua sắm của nhiều thành phần. Bình dân hoá mặc dù mang lại lợi ích kinh tế trước mắt nhưng với giới nghiên cứu tinh hoa như chị, đó đương nhiên là sự lụi tàn của một di sản văn hoá.
Còn Hạnh Nguyễn bạn thân chị, khi để các nhãn hiệu thời trang lừng danh thế giới với các cửa hàng ô mai quế lọ, đó là cách của nhà kinh doanh bất động sản chứ không phải của nhà kinh doanh hàng hiệu. Cái tên Trung tâm Hàng hiệu chỉ là cái cớ. Mọi người phân tích sự thất bại của Tràng Tiền chỉ làm cho bạn thân chị ngồi cười mỉm mà thôi.
Ôi, nếu thế giới đại đồng thì cứ lấy lá cây mà che thân chứ làm ra các sản phẩm chất lượng, đẳng cấp làm lồn gì cho mất công.
Chị thật.