Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

NGUYÊN TẮC BẤT HỒI TỐ


Nhân vụ các cơ quan truyền thông đang vùi dập Truyền bạn thân chị về mấy cái nhà "rách". Chị nói rách bởi giá trị của nó thực sự đéo thấm vào đâu so với "tảng băng chìm" được ẩn dưới những tài khoản vô danh ở nhà băng Thuỵ Sỹ hay những hũ vàng bạc châu báu chôn ở góc những khu vườn hoang vắng.
Chị gọi đó là vi phạm nguyên tắc bất hồi tố, khi nguyên tắc này không còn được đảm bảo, nó có thể xảy ra những vấn đề khá khó xử trong một bộ phận quan lại từ trước đến nay. Khó xử thế nào thì chị biết đéo đâu.
Chị bót lại bài viết từ năm ngoái.
NGUYÊN TẮC BẤT HỒI TỐ
Các cô, lũ con bò nghèo khổ đang phát sốt phát rét lên vì tài sản của một vị Tổng thanh tra Chính phủ đã nghỉ hiu. Cách đây chưa lâu, một vài năm trước, các cô cũng đã phát rồ lên vì bản kê khai tài sản lên đến nhiều chục tỉ của một vị Vụ phó TTCP, một vị PGĐ Sở KHĐT và vợ là công chức của Sở TTTT Hà Nội.
Nhiều cơ quan đã có vẻ vào cuộc để làm sáng tỏ vấn đề. Kết quả thế nào? Giờ đây, lúc các cô đang đọc những dòng chữ này thì một vị đang chễm trệ trên ghế Vụ trưởng, vị kia cũng kịp thời luân chuyển thăng chức đến một vị trí thơm tho hơn là Phó bí thư một huyện của Hà Nội.
Chắc các cô ngạc nhiên phỏng? Ngạc nhiên quá đi chứ. Hehe, nhưng riêng chị Mượt lại đéo thấy ngạc nhiên tí nào. Để giải thích điều này, chị sẽ thảo luận với các cô đôi điều như sau.
Hẳn các cô đã một đôi lần nghe qua cụm từ "Nguyên tắc bất hồi tố", đó là một nguyên tắc được áp dụng trong luật đối với những trường hợp được cho là phạm tội tại thời điểm này nhưng vô tội trong quá khứ khi hành vi xảy ra.
Đại khái kiểu "bố đéo cần biết trước mày thế nào, giờ mày khai ra rồi làm ăn cho tử tế". Đó là những điều được ghi cụ thể trong luật.
Luật thế nào thì địt mẹ Gúc đi, đừng lười.
Nhưng có nhiều loại "Bất hồi tố" không ghi vào luật mà được ngầm hiểu trong một số bộ phận hành pháp. Điển hình là việc không xác minh và truy nguồn tiền của quan chức trước khi kê khai và của Việt kiều yêu nước hồi hương đầu tư. Đây nói luôn là suy nghĩ chủ quan của chị, đéo phải của ai nha. Cô nào suy luận linh tinh chị tát vớ móm đừng trách. Hehe.
Các cô thử hình dung.
Lếu không làm vậy, những số tiền khổng lồ mà ai cũng biết đã chảy vào túi bộ phận không nhỏ nào đó sẽ nằm chết dí tại ngân hàng nước ngoài, thành vàng bạc châu báu chôn ở góc một khu vườn hoang vắng, hoặc sẽ bí mật chảy sang những quốc gia có yêu cầu pháp lí thông thoáng hơn.
Lếu không làm vậy, đất nước tươi đẹp của các cô lấy đéo đâu ra khu nghỉ mát tầm cỡ thế giới, trung tâm thương mại hàng hiệu, những cỗ máy vận hành cáp treo trên những đỉnh núi phù vân, hay hãng máy bay giá rẻ nào đó. Lấy đâu ra xèng để mua bán trao đổi cổ phiếu của những công ti trên sàn chứng khoán VN Index, vân vân và vân vân.
Và không ai khác, chính cần lao các cô đang hưởng lợi từ những đồng tiền nhơ bẩn đó. Hãy thử hình dung chém đi vài ba con sâu mọt thì đời sống các cô có khá hơn không? Quan chức có bớt tham nhũng không? Mafia xuyên lục địa có bớt buôn lậu, giết người không? Câu trả lời chưa có nhưng hậu quả nhãn tiền là phần lớn số còn lại sẽ co vào ổ kén. Tiền không lưu thông và kinh tế sẽ ngày càng đình trệ.
Vậy kêu ca cái gì? Kêu cái lồn. Im đi mà tận hưởng.
Nguyên tắc "Bất hồi tố" bằng miệng và được đảm bảo ở cấp thượng tầng sẽ vẫn được áp dụng. Đó hầu như là giải pháp khả dĩ nhất lúc này. Minh bạch sẽ có lộ trình cụ thể và là câu chuyện của tương lai.
Nếu tương lai này quá ngắn khi chưa có sự chuẩn bị, xin chia buồn, cái giá trả cho sự minh bạch sẽ không hề rẻ, đó hầu như sẽ là một cuộc lên đồng đấu tố của cần lao mà không có bất cứ vị quan lại nào, đương chức hay hiu, mong chờ cả.

Chị thật.

"CÁC CON VẬT ĐỀU CÓ QUYỀN BÌNH ĐẲNG"


Với thân phận thượng liu, chị hầu như không bao giờ tham gia vào những cuộc tranh cãi vô bổ của cần lao. Tư thế của một kẻ ngoài cuộc luôn mang đến cho chị những góc nhìn mới lạ và độc đáo. Vụ cần lao phẫn uất khi VTV phát tiểu phẩm "Gắp xương cho thày giáo" vào đúng dịp ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 cũng vậy.
Trước hết phải nói để các cô biết một chân lí, điều này đã được nhà văn Ấn Độ gốc Anh George Orwell tổng kết và đưa vào tiểu thuyết lừng danh "Trại Súc Vật":
"Tất cả các loài vật đều bình đẳng, nhưng một số loài vật bình đẳng hơn những loài vật khác."
Sao các cô lại phát điên lên đòi hỏi phải tôn trọng nghề giáo hơn các nghề khác trong xã hội? Tại Lừa, đó là đặc quyền của giới thượng liu chứ cần lao các cô là cái lồn gì mà đòi hỏi điều đó.
Tại sao chị nói vậy, hãy thử nhìn lại một chút để thấy cần lao các cô vô lí thế nào.
Hàng năm, Lừa có hàng trăm ngày cho các ngành nghề khác nhau: ngày doanh nhân, ngày bác sĩ, ngày phụ nữ, ngày của cha, ngày của mẹ, ngày thương binh liệt sĩ, ngày quân đội, ngày công an, ngày môi trường, ngày báo chí ...... Chẳng lẽ cứ đến ngày kỉ niệm một ngành gì thì báo chí truyền thông phải kiêng ngày đó ra à?
Chẳng lẽ, vừa qua ngày doanh nhân 13/10 báo chí đưa tin bắt Hà Văn Thắm bạn thân chị thì xúc phạm cả giới doanh nhân Việt ư?
Chẳng lẽ ngày 20/10 báo chí đưa tin triệt phá một ổ mại dâm thì là xúc phạm toàn thể phụ nữ Việt Nam sao?
Chẳng lẽ ngày 21/6 đưa tin về bắt một nhà báo vi phạm pháp luật là xúc phạm toàn thể ngành báo chí Việt Nam?
Ví dụ ư? Gúc đi, nhiều lắm các cô ạ.
Thế tại sao cả xã hội lại nhảy chồm chồm lên vì một tiểu phẩm hoạt hình với cốt là một câu chuyện dân gian được phát trên đài truyền hình vào ngày 19/11?
Với lí do các cô đang đưa ra, có lẽ 365 ngày trong năm, VTV chỉ phát nghị quyết vào ban ngày, phim sex vào ban đêm mới tránh đụng chạm đến ngành nghề nào đó.
Khi mà hàng ngày chính bản thân các cô vẫn lên mạng chửi rủa không tiếc lời về đạo đức nghề giáo, khi mà hàng ngày vẫn diễn ra việc thày giáo gạ tình sinh viên, giáo viên bạo hành trẻ nhỏ, nhiều trường còn đang tâm cắt xuất ăn của con trẻ, thậm chí người thầy là quan chức lớn nhất của Bộ Dục còn bị Quốc hội bỏ phiếu với số phiếu tín nhiệm gần bét bảng, thì tiểu phẩm kia liệu có lỗi gì.
Có lẽ, chẳng có mấy ai trong cuộc đời lại không nhớ về một vài người thày, người cô đã dạy dỗ mình thủa ấu thơ. Những người đã ảnh hưởng, dạy dỗ những điều hay lẽ phải từ thủa ban đầu ấy. Và đối với những người thày cô chân chính, thành công và sự biết ơn chân thành của học trò đã là sự tôn vinh xứng đáng rồi. Đâu có vì một tiểu phẩm vào cái ngày 19/11 kia mà hạ nhục được họ như những kẻ đang ra sức kêu gào.
Khi các cô nhân danh người giáo viên để tuôn ra những lời bỉ ổi ghê rợn vào một chương trình truyền hình, các cô càng lộ rõ là những kẻ bất lương, lợi dụng sai sót nhỏ của người khác để gồng lên thể hiện cái tôi rẻ rúng của bản thân mình.
Còn với những người giáo viên chân chính khác chị biết, họ chỉ xấu hổ khi đưa họ lên quá cao. Với chuyện lìu tìu kia, họ đơn giản chỉ cười mỉm mà thôi.

Chị thật.

ĐIỀU KÌ DIỆU CỦA CUỘC SỐNG


Các cô câm mõm lải nhải những điều nhảm nhí vô nghĩa đi được không? Hãy để chị một phút yên lặng lắng nghe những lời thì thầm hiếm hoi của cuộc sống này.
Biết rằng, chẳng ai có quyền lựa chọn cách mình sinh ra, nhưng được sinh theo cách của bé trai này quả là điều đau lòng và khó tưởng tượng. Hãy xem bức ảnh người cha ngồi xe lăn đón cháu bé đã mất một chân trong vụ tai nạn thương tâm hơn một tháng trước để thấy cuộc sống vẫn còn nhiều điều kì diệu đến nhường nào.
Con trai, tương lai của con chắc hẳn sẽ gian nan vất vả gấp vạn người bình thường, nhưng hãy tin rằng, số phận không bao giờ lấy đi của ai tất cả. Hi vọng từ đây, may mắn sẽ theo con suốt cuộc đời này như cách con đã vượt qua để tái sinh.
Chúc mọi sự tốt lành đến bên con. Huhu.

SƠN ĐOÒNG 3


Chị đề nghị toàn bộ quan lại tỉnh Quảng Bình xếp hàng quỳ xuống nhận của chị Mượt mỗi người một lạy.
Nhân chuyện Sơn Đoòng đang nóng bỏng, nhìn một vòng tổng thể mới thấy cái tầm của lãnh đạo tỉnh qua quái chiêu PR tầm cỡ thế giới này. Hãy thử điểm qua một vài phương án sau khi thông tin dự án cáp treo được đưa ra.
Thứ nhất, theo lời lãnh đạo tỉnh Quảng Bình trong cuộc họp báo, dự án chỉ được thông qua nếu UNESCO chấp thuận. Nên nhớ, năm 2011, Phong Nha Kẻ Bàng bị UNESCO từ chối công nhận di sản thế giới với tiêu chí "Đa dạng sinh học", điều đó đồng nghĩa với việc một nguồn kinh phí bảo tồn di sản bị cắt giảm.
Giờ đây, khi quả bóng được đá về chân tổ chức UNESCO, họ sẽ phải quyết định việc cung cấp một khoản kinh phí hàng năm để bảo tồn giữ nguyên trạng di sản này, hoặc chấp nhận để địa phương triển khai dự án kinh tế trong một khu vực của di sản để có tiền bảo tồn khu vực rộng lớn còn lại. Dĩ nhiên, khoản kinh phí này chắc chắn không nhỏ. UNESCO đừng khuyến cáo suông, chó cũng đéo nghe được.
Thứ hai, nếu UNESCO kệ cụ, dự án được triển khai, lợi ích kinh tế mang lại cho địa phương cũng không hề ít. Khi các địa phương thi nhau trải thảm đỏ mời gọi các nhà đầu tư thì để có một dự án tầm cỡ 3-4000 tỉ không phải dễ dàng. Ngoài việc thu trực tiếp từ dự án, hàng loạt các hoạt động phụ trợ khác cũng sẽ phát triển. Công ăn việc làm của nhân dân địa phương cũng sẽ phần nào được giải quyết. Đó là cái lợi ích mà bất kì lãnh đạo địa phương nào cũng mong muốn.
Nhưng trên tất cả, câu chuyện gây tranh cãi này đã khiến báo chí trong nước và quốc tế, mạng xã hội tốn biết bao giấy mực, tài nguyên internet để quảng bá miễn phí cho di sản tuyệt tác này. Lợi ích này to lớn không thể đo đếm bằng tiền.
Với quái chiêu này, đến nay, tất cả chỉ là con cờ của các nhà lãnh đạo tỉnh Quảng Bình. Làm hay không làm, xét cho cùng chẳng có ai là người bị hại trong dự án này ngoài những thứ mơ hồ ở thì tương lai xa tít. Đó mới là điều quan trọng.
Hehe.
Giờ thì tất cả các cô câm mõm đy để chị gửi đến các nhà lãnh đạo thông minh tài ba của tỉnh Quảng Bình thêm một lạy nữa. Tài đéo gì mà tài thế chứ nị. Hị hị.

Chị thật. Dkm.

SƠN ĐOÒNG 2


Lừa, mặc dù luôn tự hào đánh Pháp, đuổi Mỹ nhưng thực tế vẫn là một cộng đồng yếu đuối đến thương hại, đặc biệt trong thời bình. Địt mẹ, đừng cãi.
Nhân dịp chuyện thằng đệ chị bị lừa con Ai phôn ở Sing và đâu đó manh nha phát động một chiến dịch "quỳ tập thể" xin tập đoàn Sun Group không làm cáp treo vào hang Sơn Đoòng, chị sẽ nói một số vấn đề dưới đây để chứng minh mệnh đề này.
Chắc hẳn nhiều cô vẫn nhớ, cách đây chưa lâu, chỉ bằng một bản báo cáo mang tên "Những ông trùm Cao su" dài có 49 trang của tổ chức phi chính phủ Global Witness cáo buộc việc vi phạm môi trường mà tập đoàn Cao su Quốc gia và Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức bạn thân chị phải chấp nhận thay đổi lớn một số hành vi trong việc sản xuất và kinh doanh tại Lào.
Trước khi bản báo cáo của Global Witness được công bố, Bầu Đức và các quan chức của Tập đoàn Cao su Quốc gia thậm chí còn đéo thèm đếm xỉa đến tổ chức này khi họ đến làm việc. Định xin quảng cáo như báo chí Việt Nam hả? Hay định tống tiền? Cút mẹ chúng mày đi. Bố đéo quan tâm.
Ngay sau đó, bản báo cáo được Global Witness gửi tới các tổ chức đầu tư tài chính và các công ty nhập cao su của hai tập đoàn này kèm theo cảnh báo rủi ro khi quan hệ với đối tác Việt Nam. Thông tin này gây chấn động những tổ chức liên quan. Sức ép buộc bầu Đức và các quan chức tập đoàn Cao su phải ngồi đối thoại với GW và chấp nhận thực hiện những giải pháp khắt khe để bảo vệ môi trường.
Global Witness là ai mà quyền lực vậy? Đó chỉ là một tổ chức phi chính phủ như hàng triệu tổ chức khác trên thế giới này. Nhưng điểm mấu chốt, đó là tổ chức có khả năng vận động người tiêu dùng Châu Âu tẩy chay bất cứ sản phẩm gì liên quan đến những tên tuổi bị họ cáo buộc.
Global Witness dùng truyền thông xã hội để hạ gục bất cứ tổ chức nào vi phạm môi trường trên phạm vi toàn cầu. Nạn nhân gần đây là hãng hàng tiêu dùng khổng lồ Nestlé, hãng đã phải đóng cửa một số cơ sở tại Indonexia. Lí do? địt mẹ Gúc đi đừng lười.
Chuyện thằng đệ chị bị lừa con Ai-phôn ở Sing cũng là một ví dụ điển hình cho việc người tiêu dùng, hay đúng hơn là cộng đồng tẩy chay một cơ sở kinh doanh bất chính. Chị cười toé mẹ rắm, bật cả softina khi nghe thằng chủ cửa hàng bất lương đi mua một đĩa cơm với giá 10 đồng nhưng bị bắt phải trả thêm 100 đồng cho việc bảo hành chiếc đĩa đựng cơm vì bị nhận diện. Hehe. Chết cụ mày đy.
Thế giới có hàng trăm, hàng ngàn cuộc tẩy chay tương tự như vậy mỗi năm. Phần thắng luôn thuộc về tập thể những người tiêu dùng thông thái và dũng cảm.
Quyền lực của người tiêu dùng là một sức mạnh khủng khiếp mỗi khi họ đồng lòng tẩy chay một sản phẩm nào đó. Nhưng ở Lừa, vì cộng đồng các cô rời rạc, tham lam và yếu đuối nên các cô chả có í nghĩa đéo gì.
Hãy nhớ lại vụ VeDan, một doanh nghiệp cố tình giết chết cả một dòng sông, cả hệ sinh thái và miếng cơm của biết bao người. Các cô cũng chỉ biết gào lên và ngồi trông chờ vào phán quyết của các cơ quan công quyền. Khi thấy được đền bù chút ít thì các cô lại quay sang cắn xé tranh giành nhau. Trong khi đó, kẻ gây ra thảm hoạ vẫn ung dung sản xuất bán hàng sau khi vứt ra một số tiền đền bù chả đáng là bao.
Trở lại vụ Sơn Đoòng, một trong những diễn đàn phản đối dự án cáp treo đề nghị tổ chức "quỳ tập thể" nhằm xin Sun Group dừng việc triển khai dự án. Tổ chức khác in tờ rơi khẩn khoản giữ lấy sự nguyên sơ của di sản. Toàn những hành vi mang tính chất bất lực và tự phát. Tuyệt nhiên không có một kế hoạch cụ thể hay một tác động nào nhân danh người tiêu dùng.
Sẽ thế nào nếu công tác tuyên truyền rộng rãi bằng mạng xã hội đến những người yêu thiên nhiên, thích du lịch khám phá Việt Nam thậm chí trên toàn cầu ra một thông báo chung tẩy chay tất cả các sản phẩm của doanh nghiệp và điểm đến đẹp đẽ này nếu dự án Cáp treo được thông qua. Địt mẹ, chị khẳng định, các thêm tiền cũng đéo thằng nào dám làm nữa.
Rất tiếc, đó chỉ là mong muốn của riêng chị. Các cô vĩnh viễn không thể có một tiếng nói chung vì lợi ích cộng đồng nếu vấn đề đó không thực sự liên quan trực tiếp đến miếng cơm manh áo các cô.
Ích kỉ, yếu đuối, tham lam, tầm nhìn không quá bát cơm. Đó hầu như là những bản chất xấu xí của người Việt.
Chị thật.

SƠN ĐOÒNG 1


Năm 2009, một tin gây chấn động khi Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh công bố phát hiện một hệ thống hang động được cho là lớn nhất hành tinh tại vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, di sản thiên nhiên thế giới đã được UNESCO công nhận.
Hàng trăm hãng tin lớn trên thế giới đã viết về hệ thống hang động mang tên Sơn Đoòng này, đặc biệt kể từ khi tạp chí chuyên ngành hàng đầu thế giới National Geographic giới thiệu cho bạn đọc toàn cầu thấy sự kì vĩ qua bộ ảnh chất lượng cao và những đoạn video bên trong hang động.
Son Đoòng bắt đầu được coi là những điểm thám hiểm hấp dẫn nhất thế giới.
Chưa đầy 5 năm sau, nhanh nhẹn không kém, một công ty Việt Nam đã lập kế hoạch biến địa điểm khu vực hang động kì vĩ này thành tổ hợp tham quan kiêm giải trí với những hạng mục “kinh tởm” như hệ thống cáp treo vào tận cửa hang, sân golf, khách sạn, nhà hàng…
Lý do đầy tính nhân văn: tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân bản địa kết hợp với bảo tồn di sản và khai thác tiềm năng kinh tế cho địa phương.
Việt Nam đã tham gia nhiều công ước bảo tồn di sản, thậm chí Chính phủ Việt Nam khi làm đường Hồ Chí Minh đã tham vấn UNESCO và phải điều chỉnh thiết kế để không xâm phạm vào vùng lõi bảo tồn của Phong Nha-Kẻ Bàng. Thế mà giờ đây, không hiểu vì lí do gì, Ủy ban tỉnh Quảng Bình lại ủng hộ hành vi “bảo tồn và khai thác” di sản chung của nhân loại theo cách “man rợ và kì quặc” như vậy.
Ngay cuối tháng 9/2014, tại một hội nghị tại NewYork, khi nói về những hành động tàn phá của con người lên các di sản thời gian vừa qua, Tổng giám đốc UNESCO đã phát biểu “Sự tàn phá di sản chính là cuộc tấn công chống lại nhân loại, chống người dân bản địa và tàn phá bản sắc văn hóa, xóa bỏ lịch sử và phá đi tương lai của họ”.
Bà Irina Bokova nhấn mạnh khi kết thúc hội nghị “Chúng ta phải đảm bảo rằng, sự tàn phá di sản là một tội ác chống lại loài người.
Dĩ nhiên, tội ác cần được ngăn chặn.
(Chuyện dài nhiều tập)

TRUYỀN THÔNG KIỂU TI Ế


Các cô uống thuốc nhiều đã nghe câu "uống thuốc độc giải khát" chưa? Hehe.
Trong cơn xoáy "đập - nâng - nâng - đập" của truyền thông, thượng thư bộ Tế lúng túng hai tay hai súng múa may quay cuồng, nhưng khi chuẩn bị ngắm bắn đối thủ thì lại toàn cướp cò bắn cụ vào chân mình.
Chuyện phối hợp với VOV lắp camera giám sát 12 bệnh viện, chị ví như thượng thư bộ Tế đang cố uống thuốc độc để giải khát hay rút súng tự bắn vào chân mình vậy.
Sẽ không quá khó khăn để nhận thấy sự khó chịu của các bệnh viện khi có một cơ quan truyền thông được phép ngồi chễm chệ trong nhà 24/24h soi mói từ thói ăn đến nết ỉa để báo cáo cho cấp trên. Chuyện tốt là nhẽ đương nhiên, nhưng chuyện xấu chắc chắn là chứng cứ để sắp xếp nhân sự mỗi khi ai đó cần. Hehe. Tất nhiên, chuyện xấu sẽ từ ngang nhiên rút vào bí mật, nơi các camera chẳng thể dõi tìm.
Nhớ năm 1994, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão lần đầu tiên đưa thử nghiệm truyền hình trực tiếp các phiên họp quốc hội. Nhưng không nhiều người biết rằng, trước đó bộ phận thực hiện đã gặp sức ép kinh khủng thế nào của các đại biểu và các thành viên cao cấp Chính phủ. Hàng loạt lí do từ bí mật an ninh quốc gia, uy tín lãnh đạo... được đưa ra để ngăn cản chương trình.
Thậm chí, sự nghiệp chính trị của ekip những người lên í tưởng và thực hiện chương trình có lúc mong manh như chỉ mành treo chuông. Rất may, nhờ khôn khéo và biết tận dụng í kiến của lãnh tụ, chương trình được thực hiện và duy trì đến bây giờ, cần lao được theo dõi và giám sát trực tiếp những vấn đề của đất nước, đồng thời tạo sức ép thực hiện lời hứa của những thành viên chính phủ.
Cho đến hiện nay, trả lời chất vấn đại biểu quốc hội trước truyền hình trực tiếp vẫn là nỗi ám ảnh kinh hoàng của các thành viên nội các.
Quay trở lại chuyện lắp camera giao thông ở 12 bệnh viện thuộc Bộ. Dù vô tình bắn vào chân, nhưng chuyện này lại mang lại lợi ích lớn cho cần lao. Chắc chắn cảnh ngủ vạ vật ở hành lang, cảnh níu kéo, cò mồi, phang nhau, buôn chuyện của bác sĩ sẽ giảm. Dù sao, có sự giám sát của bên thứ ba là một cơ quan truyền thông cũng khiến y bác sĩ bệnh viện lạnh gáy.
Còn Thượng thư bộ Tế, chắc hẳn bà không lường được những phản ứng ngấm ngầm của nhân viên, nơi vừa là bạn nhưng cũng lại vừa là thù. Trong phản ứng ra, ngoài tấn công vào, việc tái cử nhiệm kì tới cũng hẳn sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Lãnh đạo mang lũ nhân viên mất nết vứt vào miệng lũ hùm beo truyền thông báo chí chắc chắn khó được lòng. Dĩ nhiên. Nhưng quan trọng đéo gì, hàng triệu cần lao bệnh tật sẽ ơn bà. Có lẽ, thế là đủ với một quan phụ mẫu.
Hơn nữa, 32 năm trở lại đây, chẳng phải bộ Tế chả có thượng thư nào ngồi quá hai nhiệm kì hay sao?
Đó gần như là một lời nguyền.
Chị thật.

VÔ ĐỀ


Các cô đến giờ uống thuốc rồi. Hehe.
Hà Nội những năm 2000 /Trẻ em không còn ăn xin.
Cụ già ngồi trong công viên/Ngắm bà già nhớ thuở thanh niên...

Lời bài hát được cất lên lần đầu tiên cách đây gần 20 năm của anh thợ nhạc Trần Tiến đã chẳng mấy khi được cất lên trong những năm 200x. Nỗi day dứt xót xa xen lẫn ước mơ nhỏ nhoi của một người Hà Nội bỗng trở thành lời nhạo báng những thứ rởm rít ung nhọt đang diễn ra nhan nhản ở đất kinh kì này.
Vô số những thứ gọi là văn hoá bị lai căng kệch cỡm loè loẹt cứ càng ngày càng dềnh lên thối um như nước cống nhấn chìm những giá trị xưa cũ.
Kệ cụ. Bởi chuyện lớn nhiều không kể xiết. Chị sẽ kể các cô nghe chuyện nhỏ đang diễn ra của ngày hôm nay. Chuyện đéo biết nên cười hay nên khóc.
Sở Văn hoá Hà Nội vào một ngày đẹp trời bỗng bỏ công việc chuyên môn là treo tháo cắt bandroll, vẽ tranh cổ động để đi làm cái việc đầy tính nghệ thuật là tổ chức triển lãm.
Sẽ chẳng ai để í nếu một "nhà văn hoá" không lấy mẹ một bức ảnh cưới mới toe của một đôi vợ chồng trẻ rồi chú thích là ảnh Hà Nội những năm 60. Đen đủi hơn nữa, bức ảnh do một thợ ảnh "nổi tiếng" thực hiện.
Ngay lập tức, thợ ảnh phủ tràn mạng xã hội, báo chí những lời gay gắt dành cho các nhà làm văn hoá Hà Nội. Ê chề, đại diện SVH Hà Nội lén lút gọi điện xin lỗi. Hehe. Địt mẹ mày, đời nào bố chấp nhận, nghệ sĩ mấy khi gặp trường hợp này mà nói chuyện bỏ qua dễ thế. Chuyện vẫn tiếp tục được đẩy lên cao trào.
Chỉ vì ngu dốt đéo biết kích chuột Gúc mà sự việc nhỏ bỗng làm hỏng một Đại lễ lớn, đồng thời nó cũng lí giải cho những gì gọi là làm văn hoá đang diễn ra ở đất Hà Nội này.
Theo yêu cầu của thợ ảnh, Sở Văn hoá Hà Nội cần xin lỗi thợ ảnh bằng văn bản, đồng thời xin lỗi nhân dân cả nước vì sự lừa dối này. Nói thật ra, nhân dân cần lồn gì lời xin lỗi bởi có mấy nhân dân đến xem cái triển lãm chết tiệt này.
Nhưng kịch tính trong câu chuyện chưa kết thúc, xét ở góc độ pháp lí. Bức ảnh được trưng bày trong triển lãm có thuộc bản quyền của thợ chụp hay không? Đây là bức ảnh cưới được đôi vợ chồng trẻ bỏ tiền ra thuê chụp. Vậy bản quyền phải nằm trong tay của đôi vợ chồng kia mới đúng. Và nếu có xin lỗi, Sở Văn hoá phải xin lỗi đích danh đôi vợ chồng trong bức ảnh kia chứ không phải người chụp.
Trường hợp này, theo thông tin ban đầu của chị, với việc bỏ ra khoảng 1000 Mỹ kim cho bộ ảnh cưới, đôi vợ chồng kia mới là chủ thể nắm quyền sở hữu bức ảnh. Dĩ nhiên, việc cho ai, làm gì phải được đôi vợ chồng cho phép, còn thợ ảnh cũng chỉ là người được phép sử dụng không nhằm mục đích thương mại mà thôi.
Sở Văn hoá Hà Nội đéo biết chuyện bản quyền thì đã rõ, nhưng thợ ảnh cũng không biết mà nói đó là bản quyền của mình, hay thợ ảnh biết rõ nhưng nhân tiện nhằm mục đích gì khác?
Câu trả lời đéo thuộc về chị, nó thuộc về những người liên quan và các cô, lũ con bò. Hehe.

KÍCH DỤC THƯƠNG HẠI


Bài viết cực hay của Hoàng Hối Hận, thành viên tổ Ngàn Lai, bé yêu của chị Mượt về một hiện tượng xã hội đang dần trở nên phổ biến trong lĩnh vực báo chí tuyên truyền. Bài cũng đã được đăng trên Tuổi trẻ cuối tuần.

KÍCH DỤC THƯƠNG HẠI
 
Camera hướng từ trên cao xuống một cô bé da màu. Cô bé đứng đơn độc trên một cánh đồng ở một nơi vô danh, nhìn về xa với ánh mắt tuyệt vọng, không bao giờ hướng mắt vào máy quay. 

Càng khổ càng tốt

Một giọng nói cất lên: “Đây là Daniela. Cô bé 9 tuổi. Cơ thể bé đang bị giày vò bởi những cơn đau do ký sinh trùng, thứ đã giết chết chị của bé, tạo ra. Nếu không có sự giúp đỡ, Daniela sẽ là người kế tiếp”. Một giọt nước mắt rơi xuống má của Daniela…

Đó là một đoạn quảng cáo điển hình mà tác giả Lina Srivastava nói rằng “mọi người dân Bắc Mỹ từ khi sinh ra đến khi lớn lên đều được xem mỗi tối”. 

Srivastava là một chuyên gia về truyền thông xã hội ở New York, từng tham gia các chiến dịch truyền thông cho UNICEF, UNESCO và Ngân hàng Thế giới. Và bà gọi đoạn quảng cáo ấy là “kích dục thương hại”. Những môtip quảng cáo như thế đang trở nên quá phổ biến trong thế giới hiện đại.

Không dễ dàng định nghĩa thế nào là “poverty porn”. Các chuyên gia xã hội học tạm đưa ra một giải thích “bất kỳ dạng truyền thông viết, hình ảnh, phim… khai thác tình cảnh nghèo đói nhằm làm tăng sự cảm thông để bán báo hoặc gây quỹ từ thiện hoặc để lấy danh tiếng”.

Nói đến các sản phẩm kích dục (porn), người ta thường nghĩ ngay đến tình dục. Nhưng trong mỗi con người còn những “dục” (ham muốn) mạnh mẽ khác. Lòng thương hại chính là một trong số đó.

Con người luôn có xu hướng xúc cảm rất mạnh trước những mảnh đời nghèo khổ, những đứa trẻ đói khát, những số phận gian truân. Và nếu như tình dục có một dòng sản phẩm văn hóa riêng để đáp ứng thì lòng thương hại bây giờ cũng có.

Nhà báo Mỹ Edward Behr (một cây bút lớn từng làm việc cho Time, Newsweek…) từng kể một câu chuyện nổi tiếng về một phóng viên tác nghiệp ở vùng chiến sự tại Congo trong thập niên 1960. Khung cảnh lúc ấy chỉ có những người đàn ông cầm dao rựa, phụ nữ để ngực trần và những đứa trẻ đang khóc rấm rứt. Một khung cảnh quá thông thường của châu Phi.

Tay phóng viên biết rằng mình cần phải làm gì đó để tạo ra câu chuyện kịch tính. Và anh ta cất tiếng hỏi: “Có ai ở đây từng bị hiếp và nói được tiếng Anh không?” (Anyone here been raped and speaks English?). Câu hỏi này về sau trở thành tựa một cuốn sách của Edward Behr về chủ đề “poverty porn”.

Một phụ nữ châu Phi bị hãm hiếp là câu chuyện “tốt” để kích thích lòng trắc ẩn của độc giả. Nếu có người bị chết một cách thảm thương thì thậm chí còn “tốt” hơn.

Điều mà một nhà báo khác, Jo Chandler - người chuyên theo dõi khu vực Trung Phi và Papua New Guinea, từng tiếp xúc với rất nhiều cái chết vì bệnh dịch đau đớn của người dân những nước nghèo, thú nhận tôn chỉ của báo chí bây giờ là: “Càng tồi tệ càng tốt”.

Họ cần tìm ra những nhân vật thống khổ nhất, những khía cạnh tàn tệ nhất, đôi khi không cần đại diện chính xác cho vấn đề đang được phản ánh, để miêu tả. 
Và rốt cuộc “poverty porn” trở thành một phong trào. Nó được sử dụng trong tất cả tình huống người ta cần thu hút sự chú ý (để bán báo, để đạt được mục đích quyên góp từ thiện, để lấy danh tiếng…).

Bởi vì ngoài việc đánh vào bản năng thương cảm, nó khiến người tiếp nhận thoải mái khi họ cảm thấy mình có quyền năng để giúp đỡ, tin rằng mình đã thật sự giúp đỡ người khác khi bỏ tiền làm từ thiện.

Và không có gì dễ dàng, đơn giản hơn là bỏ ra một chút tiền thay vì dấn thân vào những hoạt động cần đến sự bền bỉ, nỗ lực gấp bội để giải quyết câu chuyện gốc rễ.

Có khốn cùng, có chú ý

Trong thời đại của truyền thông xã hội thì đó không còn là câu chuyện riêng của các nhà báo và các tổ chức phi chính phủ.

Mỗi người đều có thể tự sở hữu kênh xuất bản riêng trên mạng xã hội, thuận tiện nhất là qua Facebook. Và rất nhiều người trong số họ hiểu rằng các nội dung gợi lòng trắc ẩn sẽ rất hiệu quả trong việc gây sự chú ý. Đôi khi tâm niệm này chỉ là vô thức. Và đó là lúc những sự sai lầm phát sinh.

Hồi giữa tháng 6, cư dân mạng lan truyền chuyện về một người đàn ông Đan Mạch đã dành rất nhiều tâm sức xây 24 cây cầu tặng các vùng xa xôi hẻo lánh ở Việt Nam, nhưng rồi đến cuối đời lại bị người Việt lừa hết tiền, sống trong cảnh nghèo túng cạnh bãi tha ma. Câu chuyện gây phẫn nộ cao trong dư luận.
Đến khi báo chí vào cuộc xác minh thì hóa ra người đàn ông nọ dù có bị lừa, có mất nhiều tiền nhưng “sự thật không hẳn như thông tin đã lan truyền” (báo PL TP.HCM ngày 12-6), và ông bà vẫn sống trong một căn nhà không đến nỗi nào. Câu chuyện lập tức nguội xuống rất nhanh chóng. 

Sau khi phát hiện ông bà không đến nỗi quẫn cùng như mô tả, những khía cạnh khác như trách nhiệm của chính quyền, khó khăn của ông bà về mặt hành chính dường như không được dư luận đoái hoài đến nữa.

Khảo sát trên mạng về số lượng các bài viết trên blog về “ông già Đan Mạch” cho thấy chủ đề này bùng lên rất nhanh trong khoảng vài ngày giữa tháng 6 và gần như biến mất sau khi báo chí xác minh (xem biểu đồ, với các chủ đề thời sự khác như “vải thiều” và “cửa khẩu” để so sánh về tính ổn định).

Người ta có quyền tự hỏi rằng nếu như ngay từ đầu, nếu câu chuyện về ông Kurt không được xoáy sâu vào khía cạnh “khốn cùng”, sự túng quẫn của ông không được cường điệu một cách chưa chính xác mà đưa với một thái độ trung dung hơn, thông tin chuẩn hơn thì liệu có tốt hơn cho dư luận và cho việc giúp đỡ vợ chồng ông?

Cho đến tận cuối câu chuyện vẫn chưa có một ai thật sự đứng ra giải thích tường tận về những khó khăn mà ông phải đối mặt.

Người ta hướng trí tò mò tới sự túng quẫn về mặt vật chất của một người nước ngoài (điều hoàn toàn trái ngược với quan niệm “hễ Tây thì không giàu cũng phải khá”), trong khi khó khăn thật sự của ông có thể nằm ở một nơi khác, như việc làm sổ đỏ cho căn nhà mà vợ chồng ông đang sống chẳng hạn.

Ở đây, cái nghèo được mô tả không đầy đủ lại trở thành thứ thuốc “kích thích” cho những status thể hiện lòng thương cảm, ái ngại, cho những sự hỗ trợ kiểu mang mì gói, nước uống đến tặng. Và khiến vấn đề tổng thể không được giải quyết.

Sự quyên góp mù quáng

Đây là một trong những khía cạnh quan trọng của các sản phẩm “poverty porn”. Nó khiến đại chúng tiếp cận sai chiều hướng của cái nghèo.

Tác giả Emily Roenigk thuộc Tổ chức World Relief viết: “Cái nghèo không chỉ bao gồm bối cảnh cá nhân, mà còn có cả hệ thống xã hội và pháp lý… Tuy nhiên, các sản phẩm poverty porn lại mô tả cái nghèo bằng những khổ đau nhìn thấy được, đến từ việc thiếu thốn vật chất. Nó khiến những hoàn cảnh phức tạp của con người trở nên dễ hiểu, dễ tiếp thu và dễ xử lý”.

Và xử lý một cách bề mặt.

Cái hại của việc “dễ xử lý” khi đứng trước một câu chuyện như thế, một nỗi thống khổ của riêng một cá nhân, chính là khi đó người ta luôn có cảm giác cách tốt nhất để giải quyết vấn đề chính là quyên góp. Đó tất nhiên không phải là cách giải quyết vấn đề.

Lật lại những trang báo có thể dễ dàng tìm thấy những cuộc quyên góp để lại hậu quả tiêu cực.

Lừa đảo từ thiện là một vấn đề không mới, nhưng trong những câu chuyện như thế người ta không nhìn thấy rằng để tiếp tay cho những kẻ lừa đảo, một bộ phận rất lớn người dùng mạng đã chia sẻ những câu chuyện thương tâm này mà không cần suy nghĩ, kiểm tra. Đó chính là hành vi phát tán “poverty porn”. 
Người ta không hề đặt ra câu hỏi: Người này là ai? Điều gì đã gây ra hoàn cảnh hiện tại của anh/chị ta? Gia đình, các mối quan hệ của anh/chị ta ra sao? Hướng giải quyết có lợi nhất cho hoàn cảnh này là gì?

Họ không cố vẽ lên một bức tranh toàn cảnh. Cái họ có là một câu chuyện đẫm nước mắt, một khía cạnh thấm đẫm thương cảm của vấn đề. Và họ phát tán nó. Những người khác quyên góp. Rồi lại tiếp tục phát tán. Nó rất ít khi được lan truyền vì một động cơ lý trí.

Tổ chức United for Sight thậm chí khẳng định “kích dục thương hại” là thứ hủy hoại nỗ lực của những người làm từ thiện đứng đắn: “Nó tạo ra tư tưởng những người nghèo là những người tuyệt vọng, không có khả năng giúp đỡ bản thân, rồi tạo ra một thứ văn hóa của chủ nghĩa gia trưởng”.

Chủ nghĩa gia trưởng (paternalism) là những hành động bởi một người, tổ chức hay quốc gia khiến một người hay tổ chức khác bị hạn chế trong tự do quyết định quyền lợi của họ.

Trong trường hợp của các sản phẩm “poverty porn”, chủ nghĩa gia trưởng được thể hiện bằng việc cả người tuyên truyền lẫn người giúp đỡ đều tự quyết định phương thức cải thiện cuộc sống của người cần giúp là các khoản tiền quyên góp trực tiếp.

Với các khoản quyên góp này, người nghèo có thể phụ thuộc, thậm chí ỷ lại vào chúng. Trong khi đó luôn tồn tại những cách hiệu quả hơn để họ tháo gỡ khó khăn, nhưng thứ này đã bị phủ nhận ngay từ đầu khi truyền thông mô tả họ trong những bộ dạng tuyệt vọng, hoàn toàn không có năng lực tự cải thiện cuộc sống.

Bạn sẽ không khó tìm thấy một câu chuyện về một người nghèo đánh mất năng lực tự quyết định số phận của họ sau những khoản tiền quyên góp, không khó để tìm thấy những cuộc tranh cãi gay gắt của những “mạnh thường quân” về việc mình có bị lợi dụng không, người nhận có sử dụng đúng mục đích không, thậm chí có nên đòi lại tiền không.

Tất cả là do ngay từ đầu họ đã tiếp cận với một thứ duy nhất là nỗi khổ chứ không phải bản thân người cần giúp.

Rất tiếc là sau những câu chuyện như thế, niềm tin về lòng tốt trong xã hội chẳng những không được bồi đắp mà còn mai một.

KINH NGUYỆT CÓ MÙI GÌ?


Các cô. Đến giờ uống thuốc rồi. Hehe. Chị cũng giải thích luôn cụm từ "đến giờ uống thuốc rồi" là nhằm ám chỉ việc các bác sĩ ân cần âu yếm gọi các con bệnh bị rồ vào phát thuốc định kì trong một trại tâm thần. Thế nên từ giờ mở đầu stt của chị sẽ là "Các cô, đến giờ uống thuốc rồi" thay cho cụm từ đã trở nên nhàm chán "Các mẹ ơi, biết gì chưa" .
Chị may mắn sinh ra giữa những cánh đồng thơm nức mùi nếp mới và khoảnh vườn ăm ắp hoa nhài. Cũng có thể vì thế mà chị luôn nhạy cảm với mùi vị, nhất những mùi gây thương nhớ. Cách đây chưa lâu, chị đã hướng dẫn các con đực dùng xì gà và cognac để tạo ra mùi hương đặc biệt hấp dẫn phái nữ, đéo biết có cô nào thực hiện không? Kết quả ra sao hông thấy cảm ơn chị.
Nhưng thôi kệ cụ, hôm nay chị sẽ nói về loại hương khiến phụ nữ cực kì hấp dẫn các con đực thậm chí hấp dẫn chính bản thân mình. Nó luôn khiến các cô phải nhảy bổ vào nhau giao cấu nếu trong hoàn cảnh phù hợp. Thuốc kích dục dạng xịt ngày nay cũng xuất phát từ những nghiên cứu mùi hương này.
Chắc các cô đang tự hỏi. Mùi gì mà tác động khủng khiếp vậy? Địt mẹ, các cô hỏi chị, chị hỏi ai. Hehe, chị đùa đấy, nó thiên nhiên như cuộc sống vậy. Mùi kinh nguyệt các cô ạ.
Năm 1991, trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Wildlife, cơ quan quản lí Lâm nghiệp Mỹ đã khuyến cáo phụ nữ đang bị hành kinh không nên đến vườn Quốc gia Glacier, nơi có loài Gấu đen sinh sống. Xuất phát từ khuyến cáo này bởi có hai người phụ nữ bị Gấu đen tát vỡ đít khi đang đi dạo. Lạ lùng, Gấu đen chỉ đuổi theo tấn công hai người phụ nữ này trong số rất nhiều người đi cùng hôm đó. Sau rất nhiều điều tra, nghiên cứu và thử nghiệm công phu, hoá ra bởi hai người phụ nữ này đang bị hành kinh, mùi kinh nguyệt khiến lũ gấu đen trở nên động dục và vô cùng hung hãn.
Trong một ấn phẩm Khoa học, tháng 12 năm 1974, các nhà khoa học đến từ Đại học Emory University School of Medicine công bố trong kinh nguyệt có hàm lượng a xít béo dễ bay hơi như acetic, propanoic, methylpropanoic, methylbutanoic và butanoic sau khi thử nghiệm trên gần 700 mẫu kinh nguyệt. Điều đó cho thấy khi hành kinh, người phụ nữ tiết ra một mùi vị đặc trưng cực kì hấp dẫn.
Trong một cuốn sách của Harvard University Press xuất bản năm năm 1986 còn có đoạn cho rằng, mùi kinh nguyệt từng được cho là mùi quyến rũ quý tộc của giới thượng liu Pháp vào thế kỉ 18. Thời kì này, phụ nữ quý tộc để mặc kinh nguyệt tự do thấm vào quần áo mỗi khi đến chu kì.
Thậm chí, tiến sĩ Richard Lambert trong cuốn Sex Facts for Women còn khẳng định mùi kinh nguyệt giống mùi loài hoa Cúc Vạn Thọ, một loài hoa có mùi thơm được ưa trồng ở Châu Âu.
Các dẫn chứng trên để củng cố cho một hiện tượng có thật, hầu hết đàn bà đều khao khát giao cấu trước, trong và ngay sau chu kì hành kinh. Và các con đực nhiều khi bất chợt thèm muốn rỏ dãi con ngồi bên cạnh mà ngày hôm trước còn đéo dám nhìn vào mặt. Hehe. Bởi vì khứu giác ngửi thấy mùi kinh nguyệt mà tự động kích thích dây thần kinh dục vọng chứ chẳng phải người phụ nữ có thay đổi gì. Đó hầu như là một sự thật.
Nghiên cứu cũng giải thích tại sao con đực không thấy trẻ nhỏ và bà già hấp dẫn, ngoại trừ lũ biến thái và những bà già giàu có, địt mẹ, lúc đấy tiền mới là thứ hấp dẫn chứ không đơn thuần là dục vọng nữa.
Chị biên điều này để các cô độc thân khi đến chu kì hành kinh thì cố gắng đi giao tiếp hơn là nằm ườn mệt mỏi ở nhà. Đây chính là thời điểm mà các cô chinh phục các con đực một cách dễ dàng nhất.
Còn các bà vợ, nếu gặp thằng chồng luôn uể oải trong chuyện giao cấu, hãy thủ sẵn chiếc băng bịt bướm và úp vào mặt chồng mỗi khi bị từ chối. Chị đảm bảo tình thế sẽ thay đổi, cuộc sống vợ chồng lại vui vẻ ấm no hạnh phúc. Hehe.

Chị thật.

VÔ NGÔN


Cách đây hai hôm, chị vô tình xem một vở kịch đặc biệt. Vở kịch là câu chuyện tình lãng mạn của nàng Eva, người phụ nữ đầu tiên của cõi nhân gian này. Nàng Eva ngây thơ trong sáng, chìm đắm trong tình yêu, nỗi đau và niềm hạnh phúc. Vở kịch được dựng dựa trên tác phẩm kinh điển "Nhật kí tình yêu" của nhà văn Mark Twain và được miêu tả dưới dạng nhật kí.
Mối tình của nàng Eva với chàng Adam vào buổi bình minh của nhân loại qua diễn xuất của các diễn viên nhà hát The National Theatre of the Deaf (NTD) đã đưa chị đi vào một cuộc hành trình của tình yêu trai gái, từ lúc ban sơ đến khi kết thúc, với vô số cung bậc cảm xúc buồn vui lẫn lộn. Điều đặc biệt, đó là vở kịch do những người thuộc thế giới vô ngôn trình diễn. Thật kinh ngạc.
Và đến hôm qua, chị lại chết lặng người khi nghe một dàn đồng ca trình diễn một bài hát về tình cảm cha con, bài hát duy nhất cho đến thời điểm này chị không nghe bằng tai. Chị cảm nhận bài hát đặc biệt này qua đôi mắt và trái tim. Trên sân khấu lấp lánh, những người thuộc thế giới vô ngôn say sưa cất lên những lời ca bằng ngôn ngữ kí hiệu. Chẳng hề gì, tiếng ru ầu ơ, lời cha căn dặn, nhịp điệu êm đềm vẫn được cất lên thánh thót khiến lay động lòng người.
Chị đã khóc khi bài hát kết thúc.
Thế giới vô ngôn vốn bị lãng quên bỗng chợt mang đến cho chị nhiều điều mới mẻ thú vị. Thế giới mà những điều giả dối chẳng có cơ hội để len lỏi vào. Ở đây, họ có quyền từ chối nghe những điều xu nịnh, từ chối những lời có cánh, từ chối hết thảy những lời bẩn thỉu vốn đầy rẫy hàng ngày. Họ lắng nghe âm thanh cuộc sống theo cách của riêng họ, lặng lẽ, giản đơn và chân thành.
Còn các cô, những kẻ lắm điều hãy làm ơn ngậm mõm lại. Huhu. Chị phát chán tất cả những lời các cô thốt ra, bởi nó chỉ mang lại hận thù, sự giả dối, man trá và lọc lừa. Lời nói, hãy thốt ra khi các cô nuôi dưỡng tâm hồn bằng cả trái tim mình, đó mới là những lời thật lòng yêu thương và cay đắng. Còn không, hãy cố gắng im lặng và mỉm cười, please.
Phỏng các cô?