Với thân phận thượng liu, chị hầu như không bao giờ tham gia vào những cuộc tranh cãi vô bổ của cần lao. Tư thế của một kẻ ngoài cuộc luôn mang đến cho chị những góc nhìn mới lạ và độc đáo. Vụ cần lao phẫn uất khi VTV phát tiểu phẩm "Gắp xương cho thày giáo" vào đúng dịp ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 cũng vậy.
Trước hết phải nói để các cô biết một chân lí, điều này đã được nhà văn Ấn Độ gốc Anh George Orwell tổng kết và đưa vào tiểu thuyết lừng danh "Trại Súc Vật":
"Tất cả các loài vật đều bình đẳng, nhưng một số loài vật bình đẳng hơn những loài vật khác."
Sao các cô lại phát điên lên đòi hỏi phải tôn trọng nghề giáo hơn các nghề khác trong xã hội? Tại Lừa, đó là đặc quyền của giới thượng liu chứ cần lao các cô là cái lồn gì mà đòi hỏi điều đó.
Tại sao chị nói vậy, hãy thử nhìn lại một chút để thấy cần lao các cô vô lí thế nào.
Hàng năm, Lừa có hàng trăm ngày cho các ngành nghề khác nhau: ngày doanh nhân, ngày bác sĩ, ngày phụ nữ, ngày của cha, ngày của mẹ, ngày thương binh liệt sĩ, ngày quân đội, ngày công an, ngày môi trường, ngày báo chí ...... Chẳng lẽ cứ đến ngày kỉ niệm một ngành gì thì báo chí truyền thông phải kiêng ngày đó ra à?
Chẳng lẽ, vừa qua ngày doanh nhân 13/10 báo chí đưa tin bắt Hà Văn Thắm bạn thân chị thì xúc phạm cả giới doanh nhân Việt ư?
Chẳng lẽ ngày 20/10 báo chí đưa tin triệt phá một ổ mại dâm thì là xúc phạm toàn thể phụ nữ Việt Nam sao?
Chẳng lẽ ngày 21/6 đưa tin về bắt một nhà báo vi phạm pháp luật là xúc phạm toàn thể ngành báo chí Việt Nam?
Ví dụ ư? Gúc đi, nhiều lắm các cô ạ.
Thế tại sao cả xã hội lại nhảy chồm chồm lên vì một tiểu phẩm hoạt hình với cốt là một câu chuyện dân gian được phát trên đài truyền hình vào ngày 19/11?
Với lí do các cô đang đưa ra, có lẽ 365 ngày trong năm, VTV chỉ phát nghị quyết vào ban ngày, phim sex vào ban đêm mới tránh đụng chạm đến ngành nghề nào đó.
Khi mà hàng ngày chính bản thân các cô vẫn lên mạng chửi rủa không tiếc lời về đạo đức nghề giáo, khi mà hàng ngày vẫn diễn ra việc thày giáo gạ tình sinh viên, giáo viên bạo hành trẻ nhỏ, nhiều trường còn đang tâm cắt xuất ăn của con trẻ, thậm chí người thầy là quan chức lớn nhất của Bộ Dục còn bị Quốc hội bỏ phiếu với số phiếu tín nhiệm gần bét bảng, thì tiểu phẩm kia liệu có lỗi gì.
Có lẽ, chẳng có mấy ai trong cuộc đời lại không nhớ về một vài người thày, người cô đã dạy dỗ mình thủa ấu thơ. Những người đã ảnh hưởng, dạy dỗ những điều hay lẽ phải từ thủa ban đầu ấy. Và đối với những người thày cô chân chính, thành công và sự biết ơn chân thành của học trò đã là sự tôn vinh xứng đáng rồi. Đâu có vì một tiểu phẩm vào cái ngày 19/11 kia mà hạ nhục được họ như những kẻ đang ra sức kêu gào.
Khi các cô nhân danh người giáo viên để tuôn ra những lời bỉ ổi ghê rợn vào một chương trình truyền hình, các cô càng lộ rõ là những kẻ bất lương, lợi dụng sai sót nhỏ của người khác để gồng lên thể hiện cái tôi rẻ rúng của bản thân mình.
Còn với những người giáo viên chân chính khác chị biết, họ chỉ xấu hổ khi đưa họ lên quá cao. Với chuyện lìu tìu kia, họ đơn giản chỉ cười mỉm mà thôi.
Chị thật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét