Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

8/3

Viết cho ngày 8/3
Trước khi đọc bài này, mời các mẹ tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo xuống lễ tân lấy chứng minh thư rồi đi về nhà. Dĩ nhiên, hãy cất thật chặt những đồng quà tấm bánh đã nhận trong ngày hôm qua 8/3.
"Bánh mỳ và Hoa hồng" một khẩu hiệu chính trị lấy cảm hứng từ tiêu đề của bài thơ "Bread and Roses" của tác giả James Oppenheim, được hàng triệu phụ nữ phương Tây sử dụng trong một chiến dịch đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ trước những bất công của xã hội tư bản những năm đầu thế kỉ 20. 
Thời điểm này, tình trạng bóc lột sức lao động, lạm dụng tình dục, trả lương rẻ mạt đối với nữ công nhân tại các nhà máy công nghiệp diễn ra phổ biến trên khắp Châu Âu và tại Mỹ. Phụ nữ giai đoạn này hầu như không được tham gia các hoạt động quan trọng trong chính trường, thậm chí không có cả quyền bầu cử. Bất bình đẳng đối với phụ nữ diễn ra khắp các lĩnh vực trong cuộc sống.
Chiến dịch "Bánh mỳ và Hoa hồng" đánh dấu một mốc quan trọng cho quá trình đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ không ngừng nghỉ ở phương Tây và thúc đẩy Liên hiệp quốc chính thức lấy ngày 8/3 hàng năm là ngày Quốc tế Phụ nữ.
Ngày 8/3 hàng năm, tại phương Tây, cái nôi sinh ra ngày Lễ này, các hoạt động kỉ niệm được diễn ra khá rầm rộ bằng những hoạt động liên hoan, diễu hành đòi quyền bình đẳng với nam giới. Các tổ chức đoàn thể của phụ nữ nhân ngày này tổ chức các sự kiện quy mô tôn vinh sự tiến bộ của phụ nữ và nhắc nhở phụ nữ trên toàn thế giới hãy cảnh giác và hành động để đảm bảo quyền bình đẳng đã đạt được trong những cuộc đấu tranh suốt thế kỉ qua.
Ngày này, phụ nữ Phương Tây thường từ chối nhận hoa và quà bởi họ cho rằng hành vi đó chỉ mang tính hình thức và thể hiện sự bất bình đẳng, đi ngược với tiêu chí của ngày lễ.
Việt Nam, do tính chất lịch sử là một trong số các quốc gia không tham gia vào các hoạt động quốc tế phụ nữ những năm đầu thế kỉ, tuy nhiên lại là quốc gia kỉ niệm khá rầm rộ. Ngày này, đàn ông hăng hái hớn hở mua hoa, mua quà tặng chị em xong tìm cách đưa họ vào những nơi tối tăm, biến họ thành những nô lệ tình dục. Đáng tiếc, điều đó lại khiến những quý cô, quý bà không có quà cảm thấy thua thiệt và bất công. Ngày 8/3 với nhiều í nghĩa cao quý biến tướng trở thành ngày tặng quà một cách tầm thường và đầy dục vọng.
"Bánh mỳ và Hoa hồng", một khẩu hiệu lịch sử của ngày lễ hầu như không được phụ nữ Việt Nam biết đến. Họ có hoa Hồng một ngày mà quên mất "Bánh mỳ" hàng ngày mới mang í nghĩa quan trọng.
Hoa Hồng có í nghĩa gì khi hàng triệu phụ nữ vẫn phải làm việc trong điều kiện tồi tệ, bị áp bức, bạo hành trong chính gia đình mình. Hoa Hồng có í nghĩa gì khi xã hội họ sống vẫn mang nặng quan niệm trọng nam khinh nữ cổ hủ, ích kỉ và hẹp hòi. Bình đẳng giới thực tế vẫn là một điều quá xa vời trong xã hội Việt Nam.
Câu chuyện bình đẳng nam nữ chỉ được thực hiện khi người phụ nữ nhận thức rõ quyền và trách nhiệm của mình, đó là một quá trình thay đổi quan niệm và đấu tranh mạnh mẽ. Đừng giận dỗi hay vui mừng vì đồng quà tấm bánh trong ngày này, đó chỉ là sự phù phiếm, thưa các mẹ.
Ngoan thì ngày đéo nào chả được quyền đòi quà, phỏng các mẹ. Hehe.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét