Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

PHIẾM VỀ PHÁT HÀNH BÁO CHÍ (PHẦN I)

"Em ơi, bán cho chị tờ Thanh Niên, Tuổi trẻ. 12 nghìn chị ạ. Con mặt lồn, bịp chị à. Lượn mẹ mày đi."  

Có lẽ các quan báo, phóng viên của các tờ báo in cũng không tưởng tượng được mình mất độc giả bằng lí do rất vớ vẩn này.  

Họ đang bận đổ lỗi cho cơ chế, đổ lỗi cho nhau, cho dân trí thấp, đổ lỗi cho sự thống trị của internet và sự lên ngôi của báo lá cải điện tử. Sang trọng hơn, họ nhìn ra bên ngoài và thở dài chép miệng, thế giới còn giảm nữa là mình.  

Ở Việt Nam, báo in có lượng phát hành mạnh nhất là Tuổi trẻ, cao điểm nhất vào khoảng 500.000 bản/ kì. Dĩ nhiên chị đéo tin lắm bởi đó chỉ là con số họ tự công bố. Nhưng đó cũng là đỉnh núi cao vời vợi mà bất kì tờ báo nào ở Việt Nam cũng mong muốn chinh phục. Và ước mơ đó càng ngày càng lùi xa, thậm chí ngay với cả Tuổi trẻ.  

Ngó nghiêng một chút ra bên ngoài.  

Tại Anh quốc, The Sun, tờ báo in bán chạy nhất cao điểm đạt gần 3 triệu bản/ ngày. Tờ lìu tìu nhất trong Top 10 là The Daily Record cũng đạt khoảng gần 300.000 bản/ ngày. Nên nhớ dân số Anh chỉ 53 triệu mạng thôi nha.    

Tại Sing, quốc gia có dân số hơn 5 trẹo mạng, tờ báo in bán chạy nhất đạt khoảng 200.000 bản, hom hem ốm yếu nhất trong tốp 10 là tờ bỏ mẹ gì đấy cũng đạt 30k bản, ước mơ của vô số tờ báo Việt.  

Với dân số 90 trẹo bần nông trốc mép, gần gấp đôi dân số Anh quốc, gấp 20 lần Sing, đã bao giờ các cô nghĩ rằng, lượng phát hành báo thậm chí còn chưa đủ để gói xôi, bọc hoa cúng chứ đừng nói đến phục vụ bạn đọc hay chưa?  

Dĩ nhiên, đéo riêng chị băn khoăn, hàng ngàn quan báo ăn lương cũng mất ăn mất ngủ vì điều này. Vậy đâu là mấu chốt? Địt mẹ, Hỏi chị chị hỏi ai. Hehe.  

Quay trở lại việc mua báo Tuổi trẻ và Thanh Niên. Hiện nay, các báo thị trường có lượng phát hành "lớn" thường tự hào về việc được đội quân "cắp nách" ngày đêm len lỏi hang cùng ngõ hẻm bán từng tờ báo đến tay bạn đọc. Báo nào không được "bọn cắp nách" lựa chọn thì lượng in ra hầu như là để lấy số cho đẹp mời quảng cáo và mang ... vứt.  

Và bi kịch ở chỗ này, lực lượng "cắp nách" toàn quyền quyết định giá bán báo. Giá bìa tờ Tuổi trẻ và Thanh Niên hàng ngày là 3.700 đồng nhưng mua ở quán cà phê ít nhất cũng phải là 5000 đ. Tiền không phải vấn đề nhưng khách hàng luôn cảm thấy mình như bị chèn ép. Các toà soạn không biết, hoặc cố tình không biết, vận mệnh của tờ báo vô tình nằm trong tay các nhà thương mại có thói quen cực xấu. Thói quen gì vậy? Đó là thói tham như nông dân chứ còn đéo gì nữa.  

Và khách hàng dần dần sẽ như chị, "cắp nách" cút mẹ mày đi, chị về đọc báo mạng, cho mày ế. Tiên nhân mày.  

Bỏ qua yếu tố chất lượng tin bài, sự bỏ bê khách hàng của tờ báo cho hệ thống phân phối có lẽ cũng là nguyên nhân chính sụt giảm lượng phát hành gần đây của các báo. Không một học thuyết kinh tế nào nói đến việc nhà sản xuất bỏ bê sản phẩm của mình cho nhà phân phối chủ động giá bán và quyết định thị trường mà lớn mạnh được.  

Lại quay trở lại nước Anh và Sing, địt mẹ, quay như chóng chóng làm chị hoa hết cả mắt.  

Chị đã từng lê la khắp Châu Âu, Châu Á và nhận ra, tìm mua một tờ báo là điều bất khả. Vậy tại sao lượng phát hành các tờ báo của họ lại lớn đến như vậy? Bí quyết gì?  

Xin mời đọc phần II. Chị đi đánh phứn kẻ chưn mày tí đã.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét