Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

PHIẾM VỀ CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC 28 Tháng 2 2014 lúc 23:17

Cuộc tranh cãi điên rồ giữa các con dân Việt về chiến tranh biên giới Việt Trung đã qua đi, chị mới dám mở mõm để nói về nó đôi lời.
Tại sao thời điểm hiện nay, chính quyền Trung - Việt đều không muốn kỉ niệm cấp nhà nước và nhắc đến như một chiến thắng đối với cuộc chiến ngắn ngủi nhưng tàn khốc này? Dĩ nhiên, chẳng có chính quyền nào hèn nhát cả, nếu nói chính quyền Việt Nam hèn nhát hoặc các nhà lãnh đạo vì lợi ích cá nhân nên không dám nhắc tới thì phải đặt câu hỏi tại sao chính quyền Trung Quốc cũng hành xử như vậy. 

Trong và sau cuộc chiến tranh biên giới 1979, chính quyền hai bên đều huy động tổng lực bộ máy tuyền truyền với mật độ khủng khiếp để chứng minh sự chính nghĩa và chiến thắng của mình trong cuộc chiến, đồng thời chứng minh sự tàn ác của đối phương với nhân dân và chiến sĩ đôi bên. Cần lao bị kích động tột đỉnh để tạo nên sự hận thù giữa hai dân tộc.. 

Hào quang chiến thắng qua đi, đất nước bị cộng đồng quốc tế cô lập, đối mặt với vô vàn khó khăn trong nước mà vẫn phải duy trì thường trực bộ máy chiến tranh ở biên giới, các nhà lãnh đạo hai bên mới chợt nhận ra, họ đều là những người chiến thắng nhưng đó chỉ là “chiến thắng theo kiểu Pyrros”. Tức là thắng lợi đó cuối cùng chỉ dẫn đến thất bại mà thôi.  

Chiến thắng kiểu Pyrros là thế nào? Địt mẹ, Gúc đi đừng lười.   

Câu nói nổi tiếng của Danh tướng lừng danh Hy Lạp cổ đại Pyrros là “Thêm một trận thắng như vậy sẽ kết liễu sự nghiệp của Ta”  

Vấn đề này nói nhiều thành nhảm, chị chỉ nói đến đây thôi. Các cô thôi ngay trò xỉ vả nhau và kích động hận thù dân tộc đi. Hãy tìm hiểu về quá khứ nhưng với một tâm trí khách quan.   

Đất nước này đã quá nhiều anh hùng rồi các cô ạ.  

Chị đi bú li sữa cho đẹp da đã. 

Viết thêm: 

Chị đang nghiên cứu để phân hóa bè lũ tư bản qua việc phân tích chính quyền Vương Quốc Anh quyết định chi hơn 50 triệu Eli-zabet cho việc kỉ niệm 100 năm ngày bùng nổ chiến tranh thế giới thứ I (1914-2014).  

Mặc dù các khoản chi này không phải dùng để kỉ niệm CHIẾN THẮNG mà chủ yếu để giúp học sinh hiểu biết về lịch sử, đồng thời tu bổ các tượng đài, nghĩa trang của các chiến sĩ đã hi sinh trong Thế chiến. Nhưng chính phủ Đức đã ngay lập tức cử đặc phái viên đến để phản đối việc này, Đức lo sợ việc tưởng niệm hoành tráng sẽ dấy lên tình trạng căm ghét người Đức ở Châu Âu.  

Đó hầu như là một tội ác. 


Chị sẽ viết sau. Tộ sư. Dức hết cả đầu. Hehe.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét