Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

PHIẾM VỀ BỨC TRANH CHÍNH TRỊ CAM

Lếu hôm nay chị không nói về Campuchia có lẽ chẳng lúc nào để nói nữa. Bởi màn kịch sắp hạ màn. Chị sẽ dùng ngôn ngữ khá bình dân để bình luận về sự kiện này. Hehe. 

Hình ảnh bầu cử, rồi biểu tình, rồi đàn áp, rồi Hunsen bạn thân chị nhăn nhở với đối thủ chính trị Sam Rainsy trong cuộc thương thuyết bất thành do Quốc vương Sihamoni chủ trì khiến tất cả be ầm lên có một cuộc "khủng hoảng chính trị" ở Campuchia. 

Nhưng tất cả đã nhầm, chả có khủng hoảng gì ở đây cả. Thủ tướng Campuchia Hunsen đã đi những nước cờ phải nói là cực kì cao thủ. 

Điểm lại xuyên suốt thời gian vừa qua, từ thời điểm Hunsen đệ đơn lên Quốc Vương đề nghị ân xá cho đối thủ không đội trời chung Sam Rainsy, từ kẻ lưu vong đang lãnh án 11 năm tù giam để trở về tham gia cuộc bầu cử tháng 7 vừa rồi. 

Dĩ nhiên, không tự nhiên Hunsen làm vậy. Trước sức ép nặng kí trị giá hàng tỉ Mỹ kim của Trung Nam Hải, Hunsen chẳng có sự lựa chọn, dù không ưa gì gã phá bĩnh cực đoan Sam Rainsy. 

Cuộc bầu cử diễn ra khá êm thấm với quan sát viên đến từ nhiều quốc gia và an ninh được siết chặt. Tuy nhiên, Đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia do Sam Rainsy làm Chủ tịch dành tới 55 ghế trên 123 ghế Quốc hội khiến Đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền của Thủ tướng Hunsen mặc dù chiến thắng cũng khá bất ngờ. 

Ngay lập tức, hàng loạt các động thái "trêu tức" như không đồng ý về yêu sách của đảng đối lập đòi một cuộc điều tra độc lập về cuộc bầu cử gây tranh cãi; dùng cảnh sát châm ngòi nổ có kiểm soát trong các cuộc biểu tình; và thái độ kẻ cả, trịnh thượng của Hunsen trong cuộc gọi là đàm phán hoà giải, khiến gã Sam Rainsy vốn non kém kinh nghiệm chính trị lập tức mắc bẫy. 

Trước tiên là việc cao giọng không chấp nhận kết quả bầu cử mặc dù xét về nhiều góc độ, Đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia của Sam Rainsy được coi như giành thắng lợi sau một thời gian bị cấm hoạt động, và lãnh tụ của Đảng bị bắt buộc phải lưu vong, khiến đại đa số nhân dân Campuchia cũng như các quốc gia quan tâm cảm giác Sam Rainsy là kẻ thèm muốn quyền lực chứ không vì lợi ích chung của đất nước.

Tiếp đến là những cuộc biểu tình có bạo động khiến đất nước nhỏ bé này như rơi vào một khủng hoảng. Chết chóc ở đất nước này luôn gợi đến cuộc nội chiến gây nên thảm hoạ diệt chủng kinh hoàng nhất trong lịch sử Campuchia cũng như trên thế giới. 

Đỉnh điểm tính đến hôm nay, là việc Đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia đe doạ tẩy chay Quốc Hội. Từ chối quyền và nghĩa vụ của những đại biểu Quốc hội mà khá đông cử tri Campuchia đã gửi gắm niềm tin.  

Theo luật của Campuchia, chỉ cần quá bán đại biểu Quốc hội họp là có thể bầu Chính phủ mới. Với 68/123 ghế, đương nhiên Chính phủ vẫn thuộc Đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền của Thủ tướng đương nhiệm Hunsen.  

Các ghế trống do Đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia của Sam Rainsy bỏ lại sẽ được chia cho các chính đảng khác.  

Điều đó đồng nghĩa với việc Sam Rainsy tự rời bỏ cuộc chơi chính trị vĩnh viễn.  

Nhân dân Campuchia trải qua chiến tranh cách đây chưa lâu, cộng với nền kinh tế tăng trưởng khá ổn định suốt thời gian dài, hiểu rằng việc ổn định chính trị là cần thiết. Do vậy, bất chấp sự chuyên chế của Thủ tướng Hunsen, ông vẫn nhận được ủng hộ của đa số nhân dân.  

Qua cái gọi là khủng hoảng , Hunsen vẫn đảm bảo được quyền lực tuyệt đối ở quốc gia này. Khôn khéo loại bỏ đối thủ chính trị khó chịu mà vẫn khiến Trung Nam Hải phải thực hiện cam kết kinh tế. Phương Tây thì đánh giá cao tính dân chủ thông qua cuộc bầu cử cởi mở.   

Và đương nhiên, anh bạn thân Việt Nam là kẻ hài lòng nhất, bởi kẻ chống Việt Nam điên cuồng Sam Rainsy đã không thể nắm quyền.  

Hunsen đã thắng tuyệt đối. Dĩ nhiên.  

Chị bonus thêm chút thông tin: Chú bị tèo trong cuộc biểu tình gần đây lại là một chú gốc Việt. Thế mới tài.

Liệu có ai đi ủng hộ thằng mà biết nó lên nó sẽ cho mình đi ăn cắp không? Dkm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét